1. Kinh tế học

Hiệu ứng chốt hãm ngược (Ratchet Effect) là gì? Ảnh hưởng của Hiệu ứng chốt hãm ngược

Mục Lục

Hiệu ứng chốt hãm ngược (Ratchet Effect)

Hiệu ứng chốt hãm ngược trong tiếng Anh là Ratchet Effect.

Hiệu ứng chốt hãm ngược (hay hiệu ứng bánh cóc) là một lí thuyết của Keynes cho rằng một khi giá đã tăng theo mức tăng của tổng cầu, thì chúng luôn luôn không đảo ngược khi nhu cầu đó giảm.

Ảnh hưởng của Hiệu ứng chốt hãm ngược tới các khía cạnh kinh tế

Hiệu ứng chốt hãm ngược đề cập đến sự gia tăng trong xu hướng tự tồn tại của sản xuất hoặc giá cả. Một khi năng lực sản xuất đã được thêm vào hoặc giá cả đã được nâng lên thì rất khó để đảo ngược những thay đổi này bởi vì mọi người bị ảnh hưởng bởi mức sản xuất cao nhất trước đó. 

Hiệu ứng chốt hãm ngược lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm của Alan Peacock và Jack Wiseman "Sự tăng trưởng của chi tiêu công ở Vương quốc Anh". Peacock và Wiseman nhận thấy rằng sau thời kì khủng hoảng, chi tiêu công tăng lên giống như kích thước của chiếc cờ lê bánh cóc. 

Tương tự như vậy, chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc đẩy lùi các tổ chức quan liêu lớn được thành lập từ thời kì đầu nhằm đáp ứng các nhu cầu tạm thời trong một giai đoạn, chẳng hạn như trong thời kì xung đột vũ trang hay khủng hoảng kinh tế.

Hiệu ứng chốt hãm ngược ở các thế hệ chính quyền cũng tương tự như kinh nghiệm ở các doanh nghiệp lớn đó là tăng thêm vô số các tầng lớp quan liêu để hỗ trợ cho một loạt các sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng lớn hơn, phức tạp hơn, để chu cấp cho tất cả.

Hiệu ứng chốt hãm ngược cũng có thể tác động đến các khoản đầu tư vốn của công ty qui mô lớn. Ví dụ, trong ngành công nghiệp ô tô, sự cạnh tranh thúc đẩy các công ty liên tục tạo ra các tính năng mới cho sản phẩm của họ. Điều này đòi hỏi đầu tư bổ sung vào máy móc mới hoặc một kiểu công nhân lành nghề khác, dẫn đến làm tăng chi phí lao động.

Khi một công ty ô tô đã thực hiện các khoản đầu tư và thêm các tính năng này, việc thu hẹp qui mô sản xuất trở nên khó khăn. Công ty không thể lãng phí đầu tư của họ vào vốn vật chất cần thiết cho việc nâng cấp hoặc vốn nhân lực dưới dạng công nhân mới.

Các nguyên tắc tương tự áp dụng cho hiệu ứng chốt hãm ngược từ góc độ người tiêu dùng: vì kì vọng tăng lên làm gia tăng quá trình tiêu thụ. Ví dụ: Nếu một công ty đã sản xuất nước khoáng là 20 ounce trong vòng 10 năm mà sau đó giảm dung tích chai nước khoáng xuống 16 ounce thì người tiêu dùng có thể cảm thấy bị lừa gạt ngay cả khi có sự điều chỉnh giảm giá tương ứng.

Hiệu ứng chốt hãm ngược cũng áp dụng cho tiền lương và tăng lương. Người lao động sẽ hiếm khi (có thể) chấp nhận giảm lương, nhưng họ cũng có thể không hài lòng với việc tăng lương mà họ cho là không đủ. Nếu một người quản lí nhận được mức tăng lương 10% trong một năm và mức tăng lương 5% trong năm tiếp theo, anh ta có thể cảm thấy rằng mức tăng mới là không đủ mặc dù anh ta vẫn được tăng lương.

Vấn đề chính với hiệu ứng chốt hãm ngược là trong một số tình huống mọi người đã quen với sự tăng trưởng liên tục ngay cả trong thị trường đã bão hòa. Do đó, thị trường có thể không còn thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng nữa, làm cản trở mục đích bao hàm của nền kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Thuật ngữ khác