Hiệu quả quần tụ (Agglomeration economies) là gì? Hệ quả từ hiệu quả quần tụ
Mục Lục
Hiệu quả quần tụ
Hiệu quả quần tụ trong tiếng Anh là Agglomeration economies.
Hiệu quả quần tụ (hay lợi thế tích tụ) là khả năng tiết kiệm chi phí khi các doanh nghiệp có địa điểm ở gần nhau.
Có thể lấy nhiều ví dụ về hiệu quả quần tụ như: khi các cửa hàng bán lẻ ở gần nhau, người tiêu dùng không phải đi xa để so sánh giá cả, người bán và người mua có thể sử dụng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả hơn, giảm chi phí chuyên chở chi phí mua sắm khi các xí nghiệp thuộc các khâu khác nhau nằm kề nhau.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Hệ quả từ hiệu quả quần tụ
Những lợi ích từ hiệu quả quần tụ đến từ tiết kiệm chi phí vận chuyển: sự khác biệt thực sự duy nhất giữa một công ty gần đó và một công ty trên khắp lục địa là việc kết nối với các công ty lân cận dễ dàng hơn. Tất nhiên, chi phí vận chuyển phải được giải thích theo nghĩa rộng và chúng bao gồm những khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa, con người và ý tưởng.
Mối liên hệ giữa các hiệu quả quần tụ và chi phí vận chuyển dường như cho thấy rằng sự quần tụ sẽ trở nên ít quan trọng hơn vì chi phí vận chuyển và chi phí truyền thông đã giảm đi. Tuy nhiên, một nghịch lí chính ở thời đại chúng ta là ở các thành phố, sự quần tụ công nghiệp vẫn rất quan trọng, mặc dù việc di chuyển hàng hóa và sự hiểu biết các vùng miền dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ví dụ: Chi phí vận chuyển giảm đã tạo thuận lợi cho thương mại giữa Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trên thế giới, nhưng ở các quốc gia đó sự phát triển đã tập trung vào các khu vực đô thị. Trên khắp thế giới, đô thị hóa tiếp tục gia tăng, Liên Hợp Quốc báo cáo rằng vào cuối năm 2008 một nửa thế giới sẽ sống ở các thành phố.
Thật vậy, siêu đô thị đã trở thành cửa ngõ giữa những quốc gia đang phát triển và các nước phát triển. Trong các quốc gia giàu có hơn ở phương Tây, nhiều thành phố như New York và London đã có sự trở lại đáng chú ý kể từ những ngày tàn khốc thập niên 70.
(Tài liệu tham khảo: The National Bureau of Economic Research)