Hiệu quả (Efficiency) là gì? Các loại hiệu quả
Mục Lục
Hiệu quả
Hiệu quả trong tiếng Anh gọi là: Efficiency.
- Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô:
+ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó.
+ Hiệu quả là không lãng phí.
- Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp:
+ Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị.
+ Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C
Trong đó:
H: Hiệu quả
K: Kết quả đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Các loại hiệu quả
- Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh
- Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh
- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực
- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Hiệu quả xã hội
- Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.
- Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt:
+ Giải quyết công ăn, việc làm;
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng;
+ Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động;
+ Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động;
+ Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hiệu quả kinh tế
- Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó.
- Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
+ Tổng sản phẩm quốc nội;
+ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;
+ Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lí vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
- Các mục tiêu kinh tế - xã hội:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
+ Tổng sản phẩm quốc nội;
+ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;
+ Giải quyết công ăn, việc làm…
- Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh doanh
- Hiệu quả kinh doanh phạm là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh.
Hiệu quả đầu tư
- Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
- Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó;
- Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kì xác định.
Hiệu quả ở từng lĩnh vực
- Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định;
- Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể.
Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:
Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như: tuần, tháng, quí, năm, vài năm…
- Hiệu quả kinh doanh dài hạn:
Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:
+ Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau;
+ Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh dài hạn;
+ Nếu xuất hiện mâu thuẩn thì chỉ có hiệu quả kinh doanh dài hạn phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Hiệu quả kinh doanh, TS. Vũ Trọng Nghĩa, Đại học Kinh tế quốc dân)