Hiệp định NAFTA (North America Free Trade Agreement - NAFTA) là gì?
Mục Lục
Hiệp định NAFTA (North America Free Trade Agreement - NAFTA)
Hiệp định NAFTA - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ North America Free Trade Agreement, viết tắt là NAFTA.
Hiệp định NAFTA hay còn gọi là Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ hoặc Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ là một hiệp định thương mại được kí kết giữa Mỹ và Canada trước khi được kí kết ngày 17/12/1992 giữa hai nước này với một thành viên mới là Mexico. Hiệp đinh NAFTA có hiệu lực từ 01/11/1994. (Theo The Balance)
Hiệp định NAFTA ra đời là cơ sở pháp lí để hình thành một khu vực tự do thương mại lớn - thị trường khu vực có giá trị sản phẩm khoảng 7.000 tỉ USD, giúp cho các nước thành viên có điều kiện tăng trưởng và ổn định, bảo đảm tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Bắc Mỹ ở cả thị trường nội địa và thế giới.
Mục tiêu của hiệp định NAFTA là nhằm loại bỏ mọi hàng rào thuế quan đến 2010, từng bước cắt bỏ hàng rào phi thuế quan về hàng hóa, dịch vụ; tự do hóa về bảo hiểm của doanh nghiệp của các nước Mỹ, Canada và Mexico; điều chỉnh các vấn đề sở hữu trí tuệ trong khối.
Tác động của hiệp định NAFTA đối với sự phát triển kinh tế thế giới và đối với Việt Nam
Hiệp định NAFTA ra đời làm thay đổi thị phần của các tổ chức kinh tế khác tại thị trường NAFTA, buộc các nước khác bên ngoài khối phải cạnh tranh và mở cửa thị trường, tạo nên một động lực mới đối với quá trình phát triển của kinh tế thế giới.
Hiên nay, Việt Nam đang duy trì và thúc đẩy mối quan hệ trao đổi kinh tế thương mại với các nước trong đó có châu Mỹ. Các nước thành viên NAFTA có công nghiệp phát triển, có năng lực khoa học công nghệ và vốn, là thị trường xuất khẩu tiền năng lớn của Việt Nam. Việt Nam còn có thể thu hút các chủ đầu tư từ NAFTA, đặc biệt là Mỹ.
Do vậy, bên cạnh việc nỗ lực đi tới kí kết hiệp định thương mại song phương với mỗi nước thành viên NAFTA tạo cơ sở pháp lí cho các quan hệ thương mại song phương, đa phương, Việt Nam sẽ phải đổi mới cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao để có thể hướng đến xuất khẩu, đặc biệt là vào thị trường Bắc Mỹ. (Theo Giáo trình Luật thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội)