1. Tài chính doanh nghiệp

Hệ số Q của Tobin (Tobin’s Q Ratio) là gì? Đặc điểm

Mục Lục

Hệ số Q của Tobin

Khái niệm

Hệ số Q của Tobin trong tiếng Anh là Tobin’s Q Ratio.

Hệ số Q của Tobin bằng giá trị thị trường của một công ty chia cho chi phí thay thế tài sản của công ty. Như vậy, hệ số này cân bằng khi giá trị thị trường bằng chi phí thay thế.

Hệ số Q của Tobin là một chỉ số phổ biến phát minh bởi James Tobin của Đại học Yale, Mỹ, người đoạt giải Nobel về kinh tế, người đưa ra giả thuyết rằng giá trị thị trường kết hợp của tất cả các công ty trên thị trường chứng khoán phải bằng với chi phí thay thế của họ. 

Trong khi Tobin thường được coi là người phát minh ra nó, thì hệ số này lần đầu tiên được đề xuất trong một ấn phẩm học thuật của nhà kinh tế Nicholas Kaldor vào năm 1966. Trong các văn bản trước đó, hệ số này đôi khi được gọi là "Hệ số V của Kaldor".

Công thức và cách tính Hệ số Q

Hệ số Q của Tobin = Tổng giá trị thị trường của các công ty/ Chi phí thay thế tài sản của các công ty

Hệ số Q được tính bằng giá trị thị trường của một công ty chia cho giá trị thay thế của tài sản của công ty. Do chi phí thay thế của tổng tài sản rất khó ước tính, nên một phiên bản khác của công thức thường được các nhà phân tích sử dụng để ước tính Hệ số Q của Tobin. Công thức như sau:

Hệ số Q của Tobin = (Tổng giá trị thị trường của vốn + Tổng giá trị thị trường của các khoản nợ)/(Tổng giá trị sổ sách của vốn + Tổng giá trị sổ sách của các khoản nợ)

Thông thường, chúng ta giả định rằng giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các khoản nợ của công ty là tương đương. Điều này làm giảm phiên bản Hệ số Q của Tobin xuống như sau:

Hệ số Q của Tobin = Tổng giá trị thị trường của vốn/ Tổng giá trị sổ sách của vốn

Ý nghĩa của Hệ số Q của Tobin

Ở cấp độ cơ bản nhất, Hệ số Q của Tobin thể hiện mối quan hệ giữa định giá thị trường và giá trị nội tại. Nói cách khác, nó là một phương tiện để ước tính liệu một doanh nghiệp hoặc thị trường nhất định được định giá quá cao hay bị định giá thấp.

Ví dụ: Q thấp (trong khoảng từ 0 đến 1) có nghĩa là chi phí để thay thế tài sản của một công ty lớn hơn giá trị cổ phiếu của công ty. Điều này nói lên rằng cổ phiếu bị định giá thấp. Ngược lại, Q cao (lớn hơn 1) nói lên rằng cổ phiếu của một công ty đắt hơn chi phí thay thế tài sản của công ty, điều đó nói lên rằng cổ phiếu bị định giá quá cao. Thước đo định giá cổ phiếu này là yếu tố thúc đẩy các quyết định đầu tư theo Hệ số Q của Tobin.

(theo Investopedia)

Thuật ngữ khác