Hải quan điện tử (Electronic Customs) là gì?
Mục Lục
Hải quan điện tử (Electronic Customs)
Hải quan điện tử - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Electronic Customs hoặc E-Customs.
Hải quan điện tử là việc người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, trong đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng kí hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lí dữ liệu điện tử của hải quan. (Theo European Commission)
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử
Các nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử
1. Đúng pháp luật, công khai, nhanh chóng, thuận tiện;
2. Kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh được dựa trên cơ sở quản lí rủi ro.
Đối tượng cần kiểm tra được xác định trên cơ sở:
a) Những hồ sơ rủi ro do cơ quan hải quan xây dựng;
b) Có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
c) Lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu thống kê để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lí hải quan.
Hình thức và mức độ kiểm tra được xác định theo kết quả đánh giá, phân tích thông tin từ hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan.
a) Chi cục trưởng Chi cục hải quan điện tử nơi tiếp nhận và xử lí hồ sơ hải quan điện tử, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, quyết định hình thức và mức độ kiểm tra; quyết định thay đổi hình thức và mức độ kiểm tra do hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan đưa ra, khi có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Việc quyết định hình thức và mức độ kiểm tra của Chi cục trưởng Chi cục hải quan điện tử thể hiện thông qua việc quyết định cập nhật hoặc chấp nhận hồ sơ rủi ro trên hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan
b) Đội trưởng Đội nghiệp vụ thông quan thuộc Chi cục hải quan điện tử nơi tiếp nhận và xử lí tờ khai hải quan điện tử quyết định thay đổi mức độ kiểm tra khi có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra.
Người khai hải quan điện tử
Người khai hải quan điện tử bao gồm:
1. Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (gồm cả thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá theo qui định của pháp luật);
2. Người được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ quyền theo qui định của Luật doanh nghiệp;
3. Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác;
4. Đại lí làm thủ tục hải quan;
5. Đại lí giao nhận, đại lí hãng vận tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đường biển, đường hàng không. (Theo Quyết định Số: 52/2007/QĐ-BTC)