Giao dịch môi giới (Agency Cross) là gì? Nguyên tắc thực hiện
Mục Lục
Giao dịch môi giới (Agency Cross)
Giao dịch môi giới trong tiếng Anh là Agency cross.
Giao dịch môi giới là một giao dịch trong đó một cố vấn đầu tư đóng vai trò là nhà môi giới cho cả khách hàng của họ và một bên khác tham gia giao dịch. Cố vấn đầu tư không bắt buộc phải có được sự đồng thuận của khách hàng đối với từng giao dịch môi giới riêng lẻ, nhưng phải có sự đồng ý trước của khách hàng để tham gia vào các giao dịch đó.
Như trong tất cả các loại giao dịch, các cố vấn vẫn được yêu cầu để có được mức giá và quá trình thực hiện tốt nhất trong các giao dịch môi giới. Nếu một giao dịch nhánh được các nhà môi giới thực hiện theo cách như vậy, nó vẫn được coi là một giao dịch môi giới, giống như người cố vấn đã môi giới nó.
Giao dịch môi giới và giao dịch gốc
Với một giao dịch môi giới, cố vấn thực hiện giao dịch giữa những khách hàng tư vấn khác nhau. Trong một giao dịch môi giới, cố vấn sắp xếp một giao dịch giữa một khách hàng là người tư vấn với một khách hàng là người môi giới. Mặt khác, trong một giao dịch gốc (principal transaction), cố vấn sẽ tự mình thực hiện, mua và bán chứng khoán từ/cho tài khoản của khách hàng.
Nguyên tắc
- Khách hàng của cố vấn phải chấp thuận bằng văn bản cho phép giao dịch môi giới trước khi chúng được thực hiện. Sự đồng ý đó phải được đưa ra sau khi người cố vấn cung cấp đầy đủ bằng văn bản rằng họ (hoặc người khác) sẽ đóng vai trò là nhà môi giới, nhận hoa hồng và có xung đột lợi ích liên quan đến cả hai bên trong giao dịch.
- Người tư vấn phải thông báo bằng văn bản cho từng khách hàng tại hoặc trước khi hoàn thành bất kì giao dịch nào bao gồm công bố về bản chất của giao dịch, ngày diễn ra, đề nghị cung cấp thời gian dao dịch diễn ra và số tiền họ được hoặc sẽ nhận dưới bất kì hình thức thù lao nào, cũng như nguồn của nó.
- Cố vấn phải gửi cho mỗi khách hàng một bản sao kê hàng năm bao gồm số lượng giao dịch môi giới kể từ bản sao kê cuối cùng, cũng như tổng số tiền thù lao họ nhận được hoặc sẽ nhận được. Mỗi tuyên bố phải nêu rõ rằng sự đồng ý của khách hàng có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào.
(Theo Investopedia.com)