Giám đốc bộ phận khách hàng (Account Manager) là nghề gì?
Mục Lục
Giám đốc bộ phận khách hàng (Account Manager)
Giám đốc bộ phận khách hàng trong tiếng Anh là Account Manager; viết tắt là AM.
Giám đốc bộ phận khách hàng là người chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các công việc mảng khách hàng bao gồm: đàm phán và thực hiện hợp đồng; duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; và là đầu mối liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.
Hiểu về Giám đốc bộ phận khách hàng
Giám đốc bộ phận khách hàng thường là một đại diện của doanh nghiệp có nhiều tương tác trực tiếp với khách hàng nhất. Vị trí này yêu cầu phải giám sát các công việc hàng ngày, đều đặn liên quan đến việc giải quyết các nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng và duy trì các hoạt động trong mục khách hàng của họ.
Giám đốc bộ phận khách hàng thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Họ thường điều chỉnh hướng tập trung của mình tùy thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể của khách hàng và mức độ hài lòng của khách hàng với tình hình mảng khách hàng họ quản lí. Giám đốc bộ phận khách hàng sẽ thường xuyên đảm nhận nhiều nhiệm vụ như một nhân viên bán hàng, đại diện dịch vụ khách hàng, chuyên gia kĩ thuật và cố vấn tài chính.
Giám đốc bộ phận khách hàng là một vị trí đảm nhận việc liên lạc và cung cấp sự hỗ trợ khách hàng, bán hàng, hỗ trợ kĩ thuật và quản lí mối quan hệ chung. Giám đốc bộ phận khách hàng có thể phụ trách quản lí một số mảng khách hàng nhỏ hoặc có thể tập trung vào một vài mảng khách hàng lớn hơn.
Vai trò của Giám đốc bộ phận khách hàng
Các công ty tuyển dụng vị trí giám đốc bộ phận khách hàng để đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng. Về cơ bản, công ty sẽ chịu chi phí thấp hơn khi giữ khách hàng hiện tại hơn là tìm kiếm khách hàng mới để thay thế những khách hàng đã từ chối dịch vụ của công ty do không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Giám đốc bộ phận khách hàng làm việc chặt chẽ với bộ phận bán hàng để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ nào khách hàng đã mua và chúng có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không.
Các nhiệm vụ, trình độ và mức lương của một giám đốc bộ phận khách hàng cụ thể có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và nhóm khách hàng được phục vụ bởi công ty đó. Thông thường, vị trí này sẽ có sự hiểu biết nhật định trong nền tảng tài chính hoặc kinh doanh, và thông thường họ cũng sẽ có một số loại bằng cấp liên quan. Những người có trình độ chuyên môn cao sẽ có khả năng nhận được mức lương cao hơn.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)