Giá trị chuyển đổi (Conversion Value) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Giá trị chuyển đổi
Giá trị chuyển đổi trong tiếng Anh gọi là conversion value.
Giá trị chuyển đổi là giá trị tài chính của phần chứng khoán nhận được sau khi thực hiện chuyển đổi chứng khoán chuyển đổi.
Chứng khoán chuyển đổi là một loại hình công cụ tài chính, như là trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi, mà có thể đổi nó để lấy một tài sản cơ sở nào đó, như là cổ phiếu phổ thông.
Giá trị chuyển đổi được tính bằng cách nhân giá của cổ phiếu phổ thông với hệ số chuyển đổi.
Hiểu rõ hơn về giá trị chuyển đổi
Một chứng khoán chuyển đổi nếu đang được giao dịch tại mức giá cao hơn so với giá trị chuyển đổi của nó được gọi là đang có chênh lệch giá chuyển đổi. Việc này khiến cho chứng khoán ấy trở nên có giá trị và thu hút. Chứng khoán chuyển đổi sẽ không tốt nếu được giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị chuyển đổi. Nếu giá thị trường của tài sản cơ sở quá thấp so với giá trị chuyển đổi thì chứng khoán chuyển đổi ấy được coi là đã chạm sàn.
Giá trị chuyển đổi cũng có thể được gọi là giá chuyển đổi thị trường hay bình giá. Mục đích chính trong việc đầu tư các chứng khoán chuyển đổi là nắm giữ nó cho đến đến khi thị giá cao hơn giá trị chuyển đổi và từ đó kiếm được lợi nhuận bằng cách thực hiện chuyển đổi và bán ra.
Xác định giá trị chuyển đổi
Việc hiểu về giá trị sàn của trái phiếu chuyển đổi sẽ giúp cho người nắm giữ trái phiếu có thể xác định khi nào nên chuyển đổi nó thành tài sản cơ sở. Bao gồm cả việc hiểu rõ về mệnh giá của trái phiếu. Ví dụ, thường thì khi trái phiếu chuyển đổi đáo hạn, người nắm giữ sẽ nhận được phần chi trả vốn gốc theo mệnh giá bằng với số tiền ban đầu họ bỏ ra cho trái phiếu đó. Trái phiếu cũng sẽ trả lãi trong giai đoạn trước khi đáo hạn.
Giá trị sàn có thể được xác định trước khi trái phiếu đáo hạn bằng một phép tính. Cộng phần chi trả vốn gốc vào phần chi trả lãi suất đã nhận và dự kiến sẽ nhận cho đến khi đáo hạn sẽ cho ra kết quả là giá trị sàn. Dùng con số này để so sánh với giá trị chuyển đổi có thể đánh giá được giá trị của chứng khoán đó.
Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện quyền chọn chuyển đổi trước khi đáo hạn không mang lại được lợi nhuận. Đôi khi có những qui định yêu cầu phải nắm giữ chứng khoán đến khi đạt được một mức giá chuyển đổi nào nhất định nào đó. Bên phát hành chứng khoán cũng có thể cần phải tách biệt giá trị của trái phiếu chuyển đổi giữa phần chuyển đổi và phần nợ không chuyển đổi được.
(Theo Investopedia)