Giả thuyết chen lấn (Crowding Hypothesis) là gì? Lí do đưa ra giả thuyết chen lấn
Mục Lục
Giả thuyết chen lấn (Crowding Hypothesis)
Giả thuyết chen lấn trong tiếng Anh là Crowding Hypothesis.
Giả thuyết chen lấn là giả thuyết cho rằng những trở ngại gia nhập và những khiếm khuyết về thông tin có xu hướng làm cho một số nhóm người (ở Mỹ, chủ yếu là phụ nữ và người da đen) tập trung vào một số ít ngành nghề và làm cho mức lương của các ngành nghề này thấp hơn mức lương trong các ngành nghề khác.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Lí do đưa ra giả thuyết chen lấn
Các công đoàn đã loại phụ nữ ra khỏi công việc dành cho đàn ông vì lí do thừa cung lao động nữ và giảm giá (tiền lương) cho lao động của họ. Do đó, sự chen lấn đã bị gây ra bởi các rào cản thể chế làm sai lệch một cách méo mó hoạt động của thị trường lao động dẫn đến mức lương thấp hơn cho một số nhóm lao động này và cao hơn cho những lao động khác.
Giả thuyết chen lấn nhận được rất ít sự chú ý cho đến năm 1971 khi nhà kinh tế học Barbara R. Bergmann xuất bản một bài báo có tên gọi là "Ảnh hưởng của thu nhập trắng trong sự phân biệt đối xử đối với lao động" (The Effect on White Incomes of Discrimination in Employment).
Bà đã ước lượng rằng sự kết hợp của những người da đen mặc áo cổ xanh trong việc làm trắng có tác động tiêu cực đến thu nhập của nam giới da trắng. Năm 1974, Bergmann đã phân tích sự chen lấn giữa các công nhân nữ và từ đó các nhà kinh tế học đã coi rằng sự phân biệt nghề nghiệp theo giới tính là một yếu tố chính quyết định sự chênh lệch tiền lương.
Sự ảnh hưởng của giả thuyết chen lấn
Bằng chứng thực nghiệm là rõ ràng sự chen lấn có lợi cho một số nhóm bằng cách giảm sức cạnh tranh cho các ngành nghề đáng kì vọng nhất. Điều này giúp giải thích tại sao sự phân biệt nghề nghiệp là rất phổ biến. Giả thuyết chen lấn hết sức đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi vì nó sử dụng các qui luật cơ bản của kinh tế, cung và cầu, để giải thích sự chênh lệch tiền lương giữa các nhóm.
William Arthur Lewis (1915 - 1991), một nhà kinh tế học từng giành được giải thưởng Nobel, đã chỉ ra trong cuốn "Xung đột chủng tộc và Phát triển kinh tế" (1985) rằng: "Bản chất của sự phân biệt đối xử là các biện pháp nhằm hạn chế số lượng tương đối các ngành nghề được trả lương cao hơn. Sự ganh đua không phải là yếu tố chính, những biện pháp như vậy được tìm thấy ngay cả trong các xã hội đồng nhất" (Lewis 1985, p. 43).
Lewis đưa ra giả thuyết rằng các hạn chế về quyền gia nhập vào những nghề nghiệp ưa thích có thể khiến các nhóm thiếu sức cạnh tranh, dễ dàng xóa bỏ sự phân biệt đối xử hơn.
(Tài liệu tham khảo: encyclopedia.com)