Doanh nghiệp 'gạch vữa' (Brick and Mortar) là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Mục Lục
Doanh nghiệp "gạch vữa"
Doanh nghiệp "gạch vữa" trong tiếng anh là Brick and Mortar Business.
Doanh nghiệp "gạch vữa" đề cập đến sự hiện diện vật lí của một tổ chức hoặc doanh nghiệp trong một tòa nhà hoặc một cấu trúc vật lí khác.
Thuật ngữ "gạch vữa" dùng để chỉ các doanh nghiệp truyền thống bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, có sự hiện diện thực tế dưới dạng mặt tiền cửa hàng, nhà kho, nhà máy,... Các cửa hàng tạp hóa, trạm xăng, phòng khám nha khoa,... là những ví dụ về doanh nghiệp "gạch vữa".
Các doanh nghiệp "gạch vữa" bắt đầu gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có nền tảng trực tuyến như công ty Amazon.com bởi vì những doanh nghiệp ra đời sau này có chi phí hoạt động thấp hơn và tính linh hoạt cao hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của cửa hàng "gạch vữa"
Nhiều người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm và xem hàng hóa tại các cửa hàng vật lí. Tại những cửa hàng "gạch vữa", khách hàng có thể trao đổi với nhân viên và đặt các câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ.
Cửa hàng "gạch vữa" có khả năng cung cấp những trải nghiệm mua sắm, theo đó khách hàng có thể dùng thử sản phẩm như điện thoại hoặc máy tích xách tay tại các cửa hàng điện máy hoặc dùng thử đồ ăn tại một cửa hàng thực phẩm.
Một số người tiêu dùng cảnh giác về việc sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến và thường liên kết với một doanh nghiệp "gạch vữa" vì sự hiện diện vật lí có thể củng cố nhận thức về niềm tin.
Tuy nhiên, có thể có những điểm bất lợi cho một doanh nghiệp khi vận hành các cửa hàng "gạch vữa" như là chi phí thuê mặt bằng, nhân viên để thực hiện các giao dịch và những chi phí tiện ích như điện, nước và internet.
Tương lai của các cửa hàng "gạch vữa"
Sự phát triển của thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến đã khiến nhiều người phải suy nghĩ về tương lai của các doanh nghiệp truyền thống. Ngày càng nhiều những doanh nghiệp "gạch vữa" bắt đầu mở thêm lựa chọn kinh doanh trực tuyến trong nỗ lực gặt hái những lợi ích của mỗi một mô hình kinh doanh.
Nhiều cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị lớn cho phép khách hàng mua sắm trực tuyến và giao hàng đến tận nhà chỉ trong vài giờ. Sự phổ biến ngày càng tăng của các mô hình kinh doanh lai này đã sinh ra các thuật ngữ "click and mortar" hoặc "bricks and clicks" (tạm dịch: "nhấp và gạch" hoặc "vữa và nhấp").
Tuy nhiên, tầm quan trọng của mô hình "gạch vữa" đã được nhìn nhận bởi một số công ty thương mại điện tử trực tuyến lớn, họ cũng mở thêm các cửa hàng vật lí để tận dụng những lợi thế của mô hình bán lẻ truyền thống.
Ví dụ, công ty Amazon.com đã mở các cửa hàng "gạch vữa" để giúp tiếp thị sản phẩm và tăng cường quan hệ khách hàng. Bên cạnh việc mở một cửa hàng bán lẻ không có ngân viên thu ngân ở Seattle và hàng chục cửa hàng sách trên toàn quốc, Amazon cũng mua lại cửa hàng tạp hóa Whole Foods với giá 13,7 triệu đô la vào năm 2017, một động thái mà nhiều nhà phân tích cho rằng đó chính là mong muốn cấp bách của Amazon nhằm tăng cường sự hiện diện bán lẻ.
Điều này nói lên rằng, một số loại hình kinh doanh, chẳng hạn như các loại hình hoạt động trong ngành dịch vụ sẽ phù hợp hơn với hình thức "gạch vữa", như tiệm làm tóc, trạm xăng, cửa hàng sửa chữa ô tô, nhà hàng và công ty kế toán. Điều quan trọng là các chiến lược tiếp thị cho các doanh nghiệp "gạch vữa" làm nổi bật những lợi thế của người tiêu dùng khi mua hàng tại các cửa hàng vật lí.
(Theo Investopedia)