Di sản thế giới (World Heritage) là gì?
Mục Lục
Di sản thế giới
Di sản thế giới trong tiếng Anh gọi là: World Heritage.
Di sản thế giới là những nơi trên trái đất có giá trị toàn cầu vượt trội đối với nhân loại, được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới để được bảo vệ cho các thế hệ tương lai được nhận thức giá trị và tận hưởng những địa điểm này.
Những nơi đa dạng và độc đáo như Kim tự tháp Ai Cập, Rạn san hô Great Barrier ở Úc, Quần đảo Galápagos ở Ecuador, Taj Mahal ở Ấn Độ, Grand Canyon ở Hoa Kỳ hay Acland ở Hy Lạp là những ví dụ trong 1007 địa điểm tự nhiên và văn hóa được ghi vào danh sách di sản thế giới cho đến nay.
(Theo: Trang thông tin điện tử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc - UNESCO)
Di sản thế giới tại các nước ASEAN đối và ngành du lịch
Di sản thế giới được UNESCO công nhận tại các nước ASEAN là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, thể hiện tính đa dạng về nghệ thuật, kiến trúc và thống nhất trong giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa, xã hội.
Theo báo cáo điều tra về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), di sản của khu vực ASEAN là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng.
Tính tới nay, các quốc gia ASEAN có 38 di sản được công nhận trên toàn cầu được ghi trong danh sách Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).
Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia dẫn đầu danh sách các quốc gia có nhiều di sản nhất (8 di sản), tiếp theo là các quốc gia có số di sản thấp hơn, lần lượt là Philippines (6), Thái Lan (5), Malaysia (4), Campuchia (3), Lào (2), Myanmar và Singapore mỗi nước có 1 di sản.
Những điểm đến du lịch gắn với các di sản thế giới đều luôn có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Du lịch di sản thế giới phát triển góp phần làm giàu cho kinh tế địa phương và cũng là động lực để cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ di sản.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), tổng số khách quốc tế đến ASEAN năm 2016 đạt 116 triệu lượt, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 123 triệu, đến năm 2025 là 152 triệu và đến năm 2030 là 187 triệu.
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tăng trưởng bền vững dài hạn, toàn diện và hội nhập hơn về mặt kinh tế – xã hội, cần phải có phương pháp tiếp cận chiến lược, giải quyết những thách thức đối với sự phát triển điểm đến du lịch ASEAN có năng lực cạnh tranh cao.
Điều này có nghĩa là cần thiết phải giải quyết các vấn đề về kết nối chính, qua biên giới, đầu tư, điểm đến và phát triển sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và an ninh, cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nhất là việc quản lí các nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên và văn hóa phát triển du lịch.
Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025 đã xác định chương trình số 2: Đảm bảo an toàn và an ninh, ưu tiên bảo vệ và quản lí các di sản, trong đó cần phải có sự phối hợp giữa ASEAN, các cơ quan và tổ chức chính quyền để hỗ trợ bảo vệ và quản lí các di sản.
(Tài liệu tham khảo: Xu hướng kết nối di sản thế giới ASEAN trong thời đại số và quảng bá du lịch di sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2019)