1. Kinh tế công cộng

Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư của Mỹ (American Recovery And Reinvestment Act - ARRA) là gì?

Mục Lục

Đạo luật Thu hồi và Tái đầu tư của Mỹ

Khái niệm

Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư của Mỹ còn được gọi là gói kích thích năm 2009 hoặc kích thích của Obama, trong tiếng Anh là American Recovery And Reinvestment Act, viết tắt là ARRA.

Đạo luât này bao gồm một loạt các chi tiêu của chính phủ liên bang nhằm chống lại sự mất việc làm liên quan đến cuộc suy thoái năm 2008.

Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư của Mỹ (ARRA) kêu gọi một khoản chi tiêu liên bang khổng lồ được thiết kế để tạo ra việc làm mới và phục hồi công việc bị mất trong cuộc Đại suy thoái năm 2008. Chi tiêu này của chính phủ nhằm bù đắp cho sự chậm lại trong đầu tư tư nhân trong năm đó.

Các nhà lập pháp bắt đầu soạn thảo dự luật dẫn vài tháng trước lễ nhậm chức của Tổng thống Barrack Obama vào tháng 1 năm 2009. Tổng thống và trợ lí đã hợp tác với các thành viên của Quốc hội Mỹ thực hiện một quy trình sửa đổi hợp lí được Hạ viện cho phép thông qua vào ngày 28 tháng 1 năm 2009. Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 10 tháng 2.

Các cuộc hội nghị đàm phán diễn ra nhanh chóng sau đó, cuối cùng các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ đã đồng ý cắt giảm chi tiêu của dự luật để thu hút một lượng phiếu bầu của đảng Cộng hòa. Mức giá cuối cùng là 787 tỉ USD đại diện cho gói chi tiêu chống suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ Thế chiến thứ II. Tổng thống Obama đã kí dự luật thành luật vào ngày 17 tháng 2 năm 2009.

Mục tiêu của Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư của Mỹ

Trong số các sáng kiến của ARRA:

Giảm thuế cho các hộ gia đình, bao gồm khấu trừ giảm tới 800 đô la mỗi gia đình và gia tăng 70 tỉ đô la nguồn thuế tối thiểu thay thế.

Hơn 80 tỉ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Mở rộng chăm sóc sức khỏe, bao gồm 87 đô la viện trợ cho các tiểu bang để giúp trang trải thêm chi phí bảo hiểm sức khỏe Medicare có liên quan đến suy thoái kinh tế.

Hơn 100 tỉ đô la chi tiêu cho giáo dục, bao gồm hỗ trợ lương giáo viên và các chương trình Head Start.

Ý kiến về hiệu quả của Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Mỹ

Phản ứng với ARRA ban đầu là sự pha trộn giữa tích cực và tiêu cực. Những người ủng hộ cảm thấy rằng kích thích chi tiêu là không đủ để vực dậy nền kinh tế quốc gia ra khỏi suy thoái. Paul Krugman, trong tờ New York Times tháng 11 năm 2009, đã tuyên bố ARRA đạt được thành công sớm với thất bại duy nhất là nó không đi đủ xa trong việc phục hồi nền kinh tế Mỹ. Krugman lập luận rằng kích thích kinh tế đã giúp đảo ngược tình trạng thất nghiệp nhưng không đủ mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng hơn nữa của tổng sản phẩm quốc nội trong những năm tiếp theo.

Những người phản đối ARRA cảm thấy rằng sự chi tiêu khổng lồ của chính phủ sẽ luôn không hiệu quả và bị cản trở bởi những trở ngại như quan liêu. Trong một bài của tạp chí Forbes tháng 6 năm 2009, nhà kinh tế học Lee Ohmate đã lập luận rằng nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu phục hồi sớm mà không cần có sự kích thích nào. Ohmate khẳng định rằng các khuyến khích của chính phủ đối với chi tiêu và tuyển dụng tư nhân sẽ có tác dụng nhiều hơn làm ngập nền kinh tế với những đồng đô la chưa kiếm được.

Việc thiếu một kịch bản phản tác dụng dẫn đến việc đánh giá ARRA trở nên khó khăn hơn. Không thể nói chắc chắn nền kinh tế sẽ đi theo hướng nào nếu không có Đạo luật ARRA. Các điều kiện kinh tế chắc chắn đã được cải thiện kể từ cuộc suy thoái năm 2008, nhưng những lập luận hợp lí ủng hộ và chống lại vai trò của ARRA vẫn có thể được đưa ra để giải thích trong sự phục hồi đó. 

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác