Công trình công cộng (Public works) là gì? Phân loại
Mục Lục
Công trình công cộng
Công trình công cộng trong tiếng Anh được gọi là Public works.
- Công trình công cộng là một trong những thể loại nhà ở phục vụ cho các nhu cầu dân sinh (công sở, bệnh viện, trường học). Công trình công cộng thường được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách của quốc gia hay là sử dựng nguồn vốn vay của chính phủ. Ngoài ra cũng có thêm các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.
- Công trình công cộng là các công trình được xây dựng bằng ngân sách của chính phủ như đường xá, cầu cống, bến cảng, bệnh viện, hệ thống thoát nước...
Keynes cho rằng chính phủ cần thực hiện các khoản chi tiêu cho công trình công cộng, đặc biệt trong thời kì suy thoái, để giảm nhẹ vấn đề thất nghiệp và kích thích tổng cầu thông qua hiệu ứng nhân tử.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Công trình công cộng để phục vụ cho nhu cầu dân sinh như: nhà công cộng (công sở, bệnh viện, trường học, văn hóa (bảo tàng, nhà hát), nhà thi đấu thể thao, dịch vụ tài chính (ngân hàng), thương mại (siêu thị), bảo hiểm, dịch vụ lưu trú ngắn (khách sạn, kí túc xá)).
Công trình hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, cầu, cống, kênh, cảng, nhà ga, sân bay), không gian công cộng (quảng trường, công viên, bãi biển).
Công trình dịch vụ công ích (mạng cấp điện, cấp thoát nước, mạng viễn thông, thủy điện, thủy lợi (đê, đập))..., của toàn bộ cộng đồng dân cư (xã hội).
Công trình công cộng thường được chính quyền (chính phủ hay chính quyền địa phương) đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách quốc gia hoặc nguồn vốn vay của chính phủ.
Nhưng các công trình công cộng cũng vẫn có thể được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng bằng những nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Các công trình công cộng
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kĩ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác;
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và công trình thể thao khác;
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác;
Các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;
đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng
- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo;
- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác;
e) Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc: Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp;
Trung tâm thương mại, siêu thị; chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác; nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
g) Nhà ga: hàng không, đường thủy, đường sắt; bến xe ô tô; cáp treo vận chuyển người;
h) Trụ sở cơ quan nhà nước: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(Tài liệu tham khảo: Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Việt Nam Finance. Ngân hàng Pháp luật. Kiến trúc sư Việt Nam)