Công cụ qui định CAC (Command and Control) trong kinh tế tài nguyên môi trường là gì?
Mục Lục
Công cụ qui định CAC
Công cụ qui định CAC trong tiếng Anh gọi là: Command and Control.
Công cụ qui định CAC là việc các nhà quản lí ra lệnh cho nhân viên mọi thứ họ nên làm, thay vì cho phép họ tự quyết định một số điều. (Tài liệu tham khảo: Cambridge dictionary).
Ưu điểm của phương pháp này
+ Đòi hỏi ít thông tin để ban hành các luật lệ
+ Có thể dựa vào chúng để đạt các mục tiêu chính sách đề ra
+ Được hỗ trợ về hành chính và chính trị
+ Trao tối đa quyền cho người qui định để kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng ở đâu? như thế nào? để đạt mục tiêu môi trường.
+ Việc ban hành luật lệ, qui định khá nhanh chóng do có sẵn bộ máy hành chính.
Các thành viên hiện hữu trong ngành công nghiệp cũng ưa thích phương pháp này vì họ có thể thông đồng với các viên chức nhà nước để ngăn chận không cho những người mới gia nhập ngành xin các khoản trợ cấp.
Nhược điểm của phương pháp này
– Không kiểm soát hết được do hạn chế về kĩ thuật (năng lực cơ quan quản lí môi trường thấp, lực lượng cán bộ môi trường ít).
– Chi phí hành chính cao.
– CAC đòi hỏi người điều tiết sử dụng các tài nguyên để thu thập thông tin mà những người gây ô nhiễm đã có được.
Ví dụ: những người gây ô nhiễm biết rõ hơn chính quyền về chi phí để làm giảm hay làm sạch chất ô nhiễm.
Do đó, theo phương pháp CAC chính quyền phải thu thập được loại thông tin này (thông tin về chi phí giảm ô nhiễm biên MAC, chi phí ngoại tác biên MEC. Thu thập thông tin này rất tốn kém về tiền bạc, thời gian và đòi hỏi phải có cán bộ có chuyên môn đối với từng ngành.
– Một khi tiêu chuẩn đã đạt được, tiếp cận này không kích thích sáng tạo trong nghiên cứu kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm.
– Quan liêu: có khi có thông tin nhưng các cơ quan khác nhau có chức trách khác nhau thường thiếu sự phối hợp, chia sẻ thông tin.
– Sự cản trở về chính trị: công tác cưỡng chế nghiêm túc thường vấp phải sức cản chính trị tiềm tàng.
Tuy nhiên trên thực tế, người qui định không biết MAC và MEC. Do đó tiêu chuẩn xả thải trên thực tế có những đặc trưng sau:
+ Tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở kĩ thuật sẵn có tốt nhất.
+ Các tiêu chuẩn thường được xác định phù hợp với từng ngành cụ thể (đối với cùng một chất ô nhiễm nhưng tiêu chuẩn sẽ khác nhau đối với các ngành khác nhau).
+ Các tiêu chuẩn thường khác nhau đối với các nguồn gây ô nhiễm cũ và mới (thường là chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp mới).
+ Các tiêu chuẩn thường thống nhất
(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển- TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh- ThS Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)