Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body) của WTO là cơ quan nào?
Mục Lục
Cơ quan phúc thẩm WTO (Appellate Body)
Cơ quan phúc thẩm WTO - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là The Appellate Body.
Cơ quan phúc thẩm WTO được thành lập năm 1995 theo Điều 17 của Thỏa thuận DSU về qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp. Đây là một cơ quan thường trực gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kì 4 năm. (Theo World Trade Organization -WTO)
Cơ quan Phúc thẩm WTO là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới. (Theo VCCI)
Một số qui định về cơ quan phúc thẩm WTO
1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm này xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ việc phải do 3 người trong số đó xét xử.
Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm.
2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kì 4 năm, và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kì của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc bắt thăm, vị trí còn thiếu phải được bổ sung nếu có.
Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kì chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kì còn lại của người tiền nhiệm.
3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với chính phủ nào.
Cơ cấu thành viên của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập nhật các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. (Theo Dispute Settlement Understanding - DSU, Thư Viện Pháp Luật)