Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme) là gì? Các nội dung
Mục Lục
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc trong tiếng Anh là United Nations Development Programme; viết tắt là UNDP.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc được thành lập vào ngày 22/11/1965, là sự hợp nhất của chương trình mở rộng hỗ trợ kĩ thuật (EPTA) và quĩ đặc biệt của Liên Hợp Quốc.
Sự hợp nhất nhằm tránh trùng lặp hoạt động của EPTA hỗ trợ các khía cạnh kinh tế, chính trị của các nước kém phát triển, trong khi đó đặc biệt chỉ để mở rộng phạm vi hỗ trợ kĩ thuật của Liên Hiệp Quốc. Năm 1971, UNDP tích hợp đầy đủ của cả hai tổ chức này.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Thành phố New York, Mỹ. UNDP có mạng lưới phát triển toàn cầu, có mặt tại hơn 166 quốc gia với nhiệm vụ chính là tuyên truyền vận động cho sự đổi mới và là cầu nối giữa các nước với tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực để giúp người dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các nội dung về Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Cách thức hoạt động của UNDP
UNDP là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), Đại hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn, ECOSOC xác định các nguyên tắc, qui chế hoạt động. Người đứng đầu UNDP được gọi là Tổng giám đốc, do Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng chấp hành, gồm 36 nước thành viên phân bổ theo khu vực địa lí, có nhiệm kì 3 năm. Hội đồng chấp hành là cơ quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước, khu vực và kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt động của mình lên ECOSOC.
Mục đích hoạt động
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc giúp đỡ các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu, phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng năng lực trong việc thiết kế, thực hiện các chương trình nhằm xóa bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm, và tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững. Nâng cao địa vị phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường.
Khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển, đối với năng lực quản lí, kĩ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển của các nước.
(Tài liệu tham khảo: who.org.vn)