Chính sách trung lập tài khóa (Fiscal Neutrality Policy) là gì? Đặc điểm và ví dụ
Mục Lục
Chính sách trung lập tài khóa
Khái niệm
Chính sách trung lập tài khóa trong tiếng Anh là Fiscal Neutrality Policy.
Chính sách trung lập tài khóa là chính sách tài khóa có khoản thuế thu được và chi tiêu của chính phủ bằng nhau và không ảnh hưởng đến cầu trong nền kinh tế.
Chính sách trung lập tài khóa không kích thích cũng không hạn chế tổng cầu trong nền kinh tế bằng các thay đổi trong thuế và chi tiêu của chính phủ.
Đặc điểm chính sách trung lập tài khóa
Cân đối ngân sách nhà nước là một ví dụ về chính sách trung lập tài khóa, trong đó chi tiêu của chính phủ được chi ra gần như bằng với doanh thu thuế của chính phủ.
Nói cách khác, doanh thu thuế bằng với chi tiêu của chính phủ trong khoảng thời gian đó.
- Hiện tượng chi tiêu chính phủ vượt quá doanh thu từ thuế được gọi là thâm hụt ngân sách nhà nước, đòi hỏi chính phủ phải vay thêm tiền để bù đắp thiếu hụt.
- Khi doanh thu thuế vượt quá chi tiêu chính phủ, được gọi là thặng dư ngân sách nhà nước và tiền thuế dư ra được sử dụng để đầu tư hay lưu trữ để sử dụng trong tương lai.
Ví dụ về chính sách trung lập tài khóa
Chính sách trung lập tài khóa tập trung vào ý tưởng rằng các khoản thuế không nên bóp méo các hành vi kinh tế.
Ví dụ, thuế thu nhập có thể gây ảnh hưởng đến số giờ công nhân sẵn sàng làm việc và mức độ nỗ lực làm việc của họ. Thuế cao hơn trong khi không tăng lương làm thu nhập ròng của họ thấp hơn, dẫn đến độ chăm chỉ làm việc của họ giảm xuống.
Trong ví dụ trên, thuế sẽ làm thay đổi hoặc có ảnh hưởng đến hành vi của các lực lượng trong nền kinh tế do nếu không có áp đặt thuế, hành vi của các lực lượng này sẽ thay đổi.
Mặt khác, thuế cử tri là một khoản thuế hàng năm cho người trưởng thành, không làm méo mó các hành vi trong nền kinh tế vì nó không ảnh hưởng đến các lựa chọn kinh tế.
Các loại thuế này được xem là một loại thuế suất hiệu quả do không làm biến dạng các hành vi kinh tế.
Một số lưu ý
Nếu thực trạng tài khóa nền kinh tế thực sự trung lập, chính phủ sẽ không cần thúc đẩy tổng cầu bằng các chính sách tài khóa tăng phát hoặc giảm tổng cầu bằng các chính sách tài khóa giảm phát.
Tuy nhiên trong thực tế, những tác động của toàn cầu hóa và thương mại tự do đã làm cho môi trường tài khóa trung lập trở nên bất khả thi.
Trong mọi trường hợp, áp dụng chính sách tài khóa sẽ thúc đẩy tổng cầu nền kinh tế theo một hướng nhất định.
(Theo Investopedia)