Chính sách tài khóa ổn định tự động (Automatic stabilizers) là gì?
Mục Lục
Chính sách tài khóa ổn định tự động
Chính sách tài khóa ổn định tự động hay chính sách tự điều tiết trong tiếng Anh được gọi là Automatic stabilizers.
Chính sách tài khóa ổn định tự động là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế nó bao gồm các công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm họa suy thoái và tránh được các cú sốc của nền kinh tế.
Trong một thế giới theo số nhân của Keynes đơn giản như vậy, chính sách tài khóa có thể coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách tài khóa không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kì kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn.
Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn, hãy xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động.
Những yếu tố ổn định tự động
Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố ổn định tự động nhanh và mạnh. Đó là:
- Những thay đổi tự động về thuế, hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty.
Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về thuế tăng theo, và ngược lại, khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay, mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế suất. Vì vậy hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự động nhanh và mạnh.
- Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này họat động khá nhạy cảm. Khi mất việc, hay thất nghiệp được nhận trợ cấp. Khi có việc thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi.
Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm tiền rút ra khỏi nền kinh tế, ngược lại chiều hướng của chu kì kinh doanh, góp phần ổn định hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn những giao động đó. Phần còn lại đặt lên vai các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của Chính phủ.
(Tài liệu tham khảo: Tổng cầu và chính sách tài khoá, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)