Chiến lược ăn chênh lệch kền kền (Condor Spread) là gì?
Mục Lục
Chiến lược ăn chênh lệch kền kền
Chiến lược ăn chênh lệch kền kền trong tiếng Anh là Condor Spread.
Chiến lược ăn chênh lệch kền kền là một chiến lược quyền chọn không có tính định hướng, giới hạn cả lãi và lỗ trong khi lợi nhuận nhận được từ biến động thấp hoặc cao.
Có hai loại chiến lược ăn chênh lệch kền kền: Chiến lược mua ăn chênh lệch kền kền tìm cách kiếm lợi nhuận từ sự biến động thấp và ít dịch chuyển trong tài sản cơ bản; và chiến lược bán ăn chênh lệch kền kền tìm cách kiếm lợi nhuận từ sự biến động cao và quãng di chuyển đáng kể của tài sản cơ bản theo một trong hai hướng lên hoặc xuống.
Hiểu về Chiến lược ăn chênh lệch kền kền
Mục đích của chiến lược ăn chênh lệch kền kền là giảm thiểu rủi ro, nhưng đi kèm với tiềm năng lợi nhuận giảm và chi phí liên quan đến giao dịch một số loại quyền chọn. Chiến lược ăn chênh lệch kền kền tương tự như chiến lược dàn trải hình cánh bướm vì chúng thu lợi từ cùng điều kiện trong tài sản cơ bản.
Sự khác biệt chính là vùng lợi nhuận tối đa, hay điểm tốt nhất, của chiến lược kền kền rộng hơn nhiều so với chiến lược hình cánh bướm, mặc dù đổi lại là tiềm năng lợi nhuận thấp hơn. Cả hai chiến lược đều sử dụng 4 quyền chọn, bao gồm cả các lệnh mua và bán.
Là một chiến lược kết hợp, chiến lược ăn chênh lệch kền kền bao gồm nhiều quyền chọn, với ngày đáo hạn giống hệt nhau, được mua và/hoặc bán cùng một lúc. Ví dụ, chiến lược mua ăn chênh lệch kền kền sử dụng các quyền chọn bán đều cho ra kết quả mua quyền chọn bán được lời (hay đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua), và cho ra kết quả mua quyền chọn bán bị lỗ (hay đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn mua).
Không giống như chiến lược đầu cơ hình cánh bướm bằng quyền chọn mua, hai loại chiến lược này có 4 giá thực hiện. Lợi nhuận tối đa đạt được khi chiến lược mua quyền chọn bán đáo hạn vô giá trị, trong khi tài sản cơ sở đóng cửa tại mức hoặc cao hơn giá thực hiện cao hơn với chiến lược mua quyền chọn mua.
Các chiến lược ăn chênh lệch kền kền
1. Chiến lược mua ăn chênh lệch kền kền với quyền chọn mua
Điều này sẽ ghi nợ ròng vào tài khoản.
+ Mua một quyền chọn mua với giá thực hiện A (giá thực hiện thấp nhất)
+ Bán một quyền chọn mua với giá thực hiện B (mức thấp thứ hai)
+ Bán một quyền chọn mua với giá thực hiện C (mức cao thứ hai)
+ Mua một quyền chọn mua với giá thực hiện D (giá thực hiện cao nhất).
Khi bắt đầu, tài sản cơ bản phải ở gần giữa giá thực hiện B và C.
2. Chiến lược mua ăn chênh lệch kền kền với quyền chọn bán
Điều này ghi nợ ròng vào tài khoản.
+ Mua một quyền chọn bán với giá thực hiện A
+ Bán một quyền chọn bán với giá thực hiện B
+ Bán một quyền chọn bán với giá thực hiện C
+ Mua một quyền chọn bán với giá thực hiện D
Đường cong lợi nhuận tương tự như chiến lược mua ăn chênh lệch kền kền với quyền chọn mua.
3. Chiến lược bán ăn chênh lệch kền kền với quyền chọn mua
Điều này ghi có ròng vào tài khoản.
+ Bán một quyền chọn mua với giá thực hiện A (giá thực hiện thấp nhất)
+ Mua một quyền chọn mua với giá thực hiện B (giá thực hiện thấp thứ hai)
+ Mua một quyền chọn mua với giá thực hiện C (giá thực hiện cao thứ hai)
+ Bán một quyền chọn mua với giá thực hiện D (giá thực hiện cao nhất)
4. Chiến lược bán ăn chênh lệch kền kền với quyền chọn bán
Điều này sẽ ghi có ròng vào tài khoản.
+ Bán một quyền chọn bán với giá thực hiện A (mức giá thực hiện thấp nhất)
+ Mua một quyền chọn bán với giá thực hiện B (giá thực hiện thấp thứ hai)
+ Mua một quyền chọn bán với giá thực hiện C (giá thực hiện cao thứ hai)
+ Bán một quyền chọn bán với giá thực hiện D (mức giá thực hiện cao nhất)
Đường cong lợi nhuận tương tự như chiến lược bán ăn chênh lệch kền kền với quyền chọn mua.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)