Chính sách tài khóa chủ động (Active fiscal policy) là gì?
Mục Lục
Chính sách tài khóa chủ động
Chính sách tài khóa chủ động trong tiếng Anh được gọi là Active fiscal policy.
Chính sách tài khóa chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng.
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Nói cách khác: chính sách tài khóa là các quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế khóa.
Chức năng
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài khóa là một trong nhưng chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng mà Chính phủ các nước thường sử dụng để điều hành vĩ mô nền kinh tế.
Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.
Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Đặc điểm
Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế. Các công cụ đó là thuế và chi tiêu.
Mặc dù các công cụ tự ổn định luôn họat động, các Chính phủ có thể và thực sự thực hiện những chính sách tài khóa tích cực hay chủ động làm thay đổi mức chi tiêu hay thuế suất để ổn định mức tổng cầu sao cho gần với mức sản lượng toàn dụng nhân công.
Khi các thành phần khác của tổng cầu được cho là ở mức thấp một cách không bình thường, Chính phủ kích thích nhu cầu bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu hay làm cả hai.
Ngược lại, khi các cấu phần khác của tổng cầu được cho là ở mức cao một cách không bình thường, Chính phủ sẽ tăng thuế hay giảm chi tiêu. Chính sách tài khóa chủ động tác động khá nhanh.
Các công cụ của chính sách
- Thu của ngân sách bao gồm
Thu từ các khoản Thuế: Ở nhiều nước, thuế thường chiếm từ 80% - 90% ngân sách của mỗi quốc gia, nước ta chiếm 82%.
Thu từ các khoản phí, lệ phí
Thu từ việc phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái,…
Thu từ việc phát hành tiền
Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài
- Các khoản chi từ ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Chính phủ.
Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
+ Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm
(Tài liệu tham khảo: Tổng cầu và chính sách tài khoá, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)