Chính sách kinh tế xanh mới (Green New Deal) là gì? Những nội dung liên quan
Mục Lục
Chính sách kinh tế xanh mới (Green New Deal)
Chính sách kinh tế xanh mới trong tiếng Anh là Green New Deal.
Thuật ngữ "Chính sách kinh tế xanh mới" được sử dụng lần đầu tiên bởi Thomas Friedman, người giành giải thưởng Pulitzer vào tháng 1 năm 2007. Hoa Kỳ vừa trải qua năm nóng nhất trong lịch sử (đã có năm nóng hơn kể từ đó).
Friedman nhận ra rằng sẽ không có một giải pháp dễ dàng, ngon nghẻ nào để thay đổi khí hậu như các chính trị gia hy vọng. Sẽ mất rất nhiều tiền, công sức và phá vỡ cả một ngành công nghiệp luôn rất hào phóng với những sự đóng góp chiến dịch.
"Lời kêu gọi tập hợp đúng đắn là dành cho 'Chính sách kinh tế xanh mới'", ông viết, đề cập đến các chương trình trong nước của cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt để giải cứu đất nước khỏi cuộc Đại suy thoái.
"Nếu bạn đã đặt một cối xay gió trong sân hoặc một số tấm pin mặt trời trên mái nhà của bạn, hãy chúc phúc cho trái tim của bạn. Nhưng chúng ta sẽ chỉ làm xanh thế giới khi chúng ta thay đổi bản chất của lưới điện, loại bỏ việc sử dụng than hoặc dầu bẩn để làm than sạch và năng lượng tái tạo".
Những nội dung của Chính sách kinh tế xanh mới
Mục tiêu chính của kế hoạch là đưa lượng khí thải nhà kính của Mỹ xuống mức 0% và đáp ứng 100% nhu cầu điện trong nước thông qua các nguồn năng lượng sạch, tái tạo và không phát thải vào năm 2030.
Chính sách kinh tế xanh mới cũng kêu gọi tạo ra hàng triệu việc làm để đảm bảo việc làm cho tất cả người dân Mỹ cùng với việc tiếp cận với thiên nhiên, không khí sạch và nước, thực phẩm lành mạnh, môi trường bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Những mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua các hành động sau đây về phía chính phủ liên bang:
- Cung cấp đầu tư và tận dụng tài trợ để giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
- Sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại để chịu được thời tiết khắc nghiệt và đảm bảo tất cả các dự luật liên quan đến cơ sở hạ tầng trong Quốc hội giải quyết biến đổi khí hậu
- Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo
- Đầu tư vào sản xuất và công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng trong việc sử dụng năng lượng sạch
- Xây dựng hoặc nâng cấp lên lưới điện thông minh, phân tán và tiết kiệm năng lượng, cung cấp điện giá cả phải chăng
- Nâng cấp tất cả các tòa nhà hiện có và xây dựng các tòa nhà mới để chúng đạt được hiệu quả năng lượng tối đa, hiệu quả nước, an toàn, khả năng chi trả, sự thoải mái và độ bền
- Hỗ trợ nông nghiệp gia đình, đầu tư vào canh tác bền vững và xây dựng hệ thống lương thực bền vững và công bằng hơn
- Đầu tư vào hệ thống giao thông, cụ thể là cơ sở hạ tầng và sản xuất phương tiện không phát thải, giao thông công cộng và đường sắt cao tốc
- Phục hồi hệ sinh thái thông qua bảo tồn đất, trồng rừng và các dự án dựa trên khoa học
- Dọn dẹp chất thải nguy hại hiện có và các vị trí bỏ hoang
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm và khí thải không xác định
- Làm việc với cộng đồng quốc tế về các giải pháp và giúp họ đạt được các Chính sách kinh tế xanh mới.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)