Chiều hướng xuống giá (Downtrend) là gì? Cách thức hoạt động của chiều hướng xuống giá
Mục Lục
Chiều hướng xuống giá (Downtrend)
Chiều hướng xuống giá trong tiếng Anh là Downtrend.
Chiều hướng xuống giá đề cập đến hành động giá chứng khoán di chuyển tại mức thấp hơn khi nó biến động theo thời gian. Trong khi giá có thể di chuyển một cách không liên tục cao hơn hoặc thấp hơn, chiều hướng xuống giá được đặc trưng bởi các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn theo thời gian.
Các nhà phân tích kĩ thuật chú ý tới chiều hướng xuống giá vì chúng đại diện cho một cái gì đó hơn là một chuỗi thất thoát ngẫu nhiên. Các chứng khoán trong chiều hướng xuống giá dường như có nhiều khả năng tiếp tục xu hướng thấp hơn cho đến khi một số điều kiện thị trường thay đổi, ngụ ý rằng chiều hướng xuống giá đánh dấu một điều kiện cơ bản xấu đi.
Cách thức hoạt động của chiều hướng xuống giá
Một chứng khoán thay đổi từ chiều hướng tăng giá sang chiều hướng xuống giá là rất hiếm khi thực hiện một thay đổi tức thời từ cái này sang cái khác. Thay vào đó, hoạt động giá trong một chiều hướng lên giá có dấu hiệu biến dạng và sau đó chiều hướng xuống giá dần bắt đầu.
Cả hai chiều hướng lên giá và xuống giá đều được đánh dấu bằng các đỉnh và đáy của chúng (còn được gọi là các đỉnh đảo chiều và đáy đảo chiều). Hình minh họa sau đây cho thấy một loạt các đỉnh và đáy (các đỉnh được đánh số chẵn, các đáy là số lẻ).
Động lực thể hiện trong hình minh họa này có bản chất tương tự như hầu hết tất cả các thay đổi từ chiều hướng lên giá sang chiều hướng xuống giá. Mặc dù chi tiết cụ thể khác nhau trong từng trường hợp, ba đặc điểm của thay đổi này là phổ biến:
+ Hành động giá giảm xuống dưới đáy gần nhất (thể hiện ở điểm 1 - 3)
+ Đỉnh tiếp theo không tăng cao hơn đỉnh trước (điểm 3 - 5)
+ Chiều hướng xuống giá làm tăng khả năng tiếp diễn (điểm 5 - 7)
Đặc tính đầu tiên của một chiều hướng xuống giá đánh dấu một điểm trong hành động giá nơi cung vượt cầu. Số lượng người bán có sẵn và số lượng chứng khoán họ muốn bán là nhiều hơn số lượng người mua có sẵn và số lượng chứng khoán họ muốn mua. Bằng cách nào đó, với đa số người tham gia thị trường họ không chấp nhận ý kiến rằng chứng khoán này nên được định giá cao.
Đặc điểm thứ hai cho thấy số lượng người tham gia thị trường ngày càng tăng (dù trước đó họ chưa quyết định gia nhập) do bị thuyết phục trong thời điểm đỉnh giá gần nhất mà họ không nên sở hữu (hoặc sở hữu nhiều) chứng khoán này nữa. Số lượng người bán tăng đồng thời số lượng người mua giảm.
Đặc điểm thứ ba thường đi kèm với tin tức hoặc thông tin mới xác nhận số lượng rất ít những người quyết định rời khỏi thị trường, hoặc không có ý định việc mua chứng khoán.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)