1. Thị trường chứng khoán

Chiết khấu kì hạn (Forward Discount) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Mục Lục

Chiết khấu kì hạn

Chiết khấu kì hạn, tiếng Anh gọi là forward discount.

Chiết khấu kì hạn là thuật ngữ chỉ trạng thái mà trong đó giá hợp đồng kì hạn hay giá tương lai kì vọng của một đồng tiền thấp hơn giá giao ngay hiện tại. Nó là chỉ báo thị trường cho thấy tỷ giá đồng nội trên đồng ngoại tệ sẽ sụt giảm.

Chiết khấu kì hạn được tính bằng cách so sánh giá giao ngay cộng với phần thanh toán lãi suất ròng trong một giai đoạn với giá của hợp đồng kì hạn trên cùng giai đoạn đó. 

Nếu giá hợp đồng kì hạn thấp hơn giá giao ngay cộng với phần thanh toán lãi suất kì vọng thì xuất hiện trạng thái chiết khấu kì hạn.

Hiểu rõ hơn về chiết khấu kì hạn

Dù thường xảy ra, nhưng chiết khấu kì hạn không phải lúc nào cũng dẫn đến một sự sụt giảm trên tỷ giá tiền tệ. Nó chỉ đơn thuần xảy ra vì sự liên kết giữa giá giao ngay, giá hợp đồng kì hạn và giá hợp đồng tương lai

Thông thường, chiết khấu kì hạn phản ánh những thay đổi có thể phát sinh từ chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền đang được nhắc tới.

Tỷ giá kì hạn thường khác với tỷ giá giao ngay đối với tiền tệ. Nếu tỷ giá kì hạn của một đồng tiền cao hơn tỷ giá giao ngay thì nghĩa là có điểm kì hạn gia tăng xuất hiện trên đồng tiền đó. Chiết khấu kì hạn xuất hiện khi tỷ giá kì hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay. Thặng dư âm thì cũng tương tự như chiết khấu.

Hợp đồng kì hạn là gì?

Hợp đồng kì hạn là thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua hoặc bán một đồng tiền tại mức giá cụ thể vào một ngày nhất định trong tương lai. Nó cũng tương tự như hợp đồng tương lai với khác biệt chính là nó được giao dịch ở thị trường OTC. Hai bên tham gia sẽ tạo lập hợp đồng trực tiếp với nhau và không cần thông qua một sàn giao dịch chính qui.

Ưu điểm của hợp đồng kì hạn bao gồm việc tự do điều chỉnh các điều khoản, số lượng, mức giá, ngày đáo hạn, và cơ sở giao nhận. Việc giao nhận có thể là tiền mặt hoặc thật sự giao nhận tài sản cơ sở.

Khuyết điểm của nó so với hợp đồng tương lai là sự thiếu hụt thanh khoản. Ngoài ra vì không có một trung tâm thanh toán bù trừ tập trung nên mức độ rủi ro vỡ nợ cũng cao hơn. 

(Theo Investopedia)


Thuật ngữ khác