1. Kinh tế học

Phí môi trường (Environmental Fees) là gì? Mục đích và nguyên tắc xác định

Mục Lục

Phí môi trường

Phí môi trường trong tiếng Anh gọi là: Environmental Fees.

Phí môi trường là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lí ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường.

Các loại phí môi trường

Có nhiều loại phí môi trường: phí xử lí nước thải, phí xử lí khí thải, phí rác thải...

Mục đich

Mục đích chính của việc thu phí môi trường là ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có khả năng xử lí được. 

Do vậy, bên cạnh việc tạo ra nguồn thu ngân sách dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, phí môi trường có tác động khuyến khích các cơ sở sản xuất và người gây ô nhiễm xử lí chất ô nhiễm trong nguồn thải trước khi thải ra môi trường.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và đang nghiên cứu các loại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp...

Nguyên tắc xác định

Để xác định phí môi trường cần có một số nguyên tắc:

- Mức phí phải xác định trên cơ sở mang tính chất phương pháp và phải điều chỉnh cho phù hợp với các vùng ô nhiễm, đặc tính của chất ô nhiễm, loại hình sản xuất gây ra ô nhiễm;

- Phí môi trường phải đủ mức cao để có hiệu lực với các đối tượng gây ô nhiễm, nếu quá thấp, nó không có tác dụng, nếu quá cao sẽ bị sự chống đối của nhà sản xuất và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. 

Phí môi trường và công cụ kinh tế chỉ có hiệu lực cao khi có sự ổn định kinh tế vĩ mô và nền kinh tế thị trường thực sự, nếu doannh nghiệp còn giữ sự độc quyền trong sản xuất kinh doanh hoặc có sự bảo hộ của Nhà nước thì phí môi trường không có giá trị điều chỉnh hoạt động gây ô nhiễm. 

Hiệu lực của phí môi trường liên quan tới hàng loạt các điều kiện khác: 

+ Thị trường tài chính đã cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn tài chính để đổi mới công nghệ; 

+ Phí môi trường có thể phát huy tốt trong bộ máy hành chính lành mạnh và quản lí có hiệu quả, một hệ thống giám sát môi trường hữu hiệu, tránh được việc trốn thuế, lậu thuế, tham nhũng.

(Tài liệu tham khảo: Cẩm nang quản lí môi trường, Lưu Đức Hải, NXB Giáo dục)


Thuật ngữ khác