Chiến lược đóng cửa (Liquidation strategy) là gì?
Mục Lục
Chiến lược đóng cửa (Liquidation strategy)
Chiến lược đóng cửa trong tiếng Anh là Liquidation strategy. Chiến lược đóng cửa được hiểu là bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp căn cứ vào giá trị hữu hình của chúng.
Chiến lược đóng cửa có thể hiểu là sự thừa nhận thất bại và thường là một chiến lược rất khó khăn về cảm xúc. Tuy nhiên trong trường hợp tương tự như này, việc đóng cửa công ty còn hơn việc tiếp tục hoạt động với những khoản thua lỗ lớn.
Ví dụ
- Hãng hàng không giá rẻ của Canada Jetsgo, năm 2005, đã phải buộc tạm dừng hoạt động sau đó đệ đơn xin phá sản và cuối cùng phải đóng cửa hoàn toàn.
Jetsgo là hãng hàng không lớn thứ ba của Canada, đã được thành lập từ ba năm trước đó ở Montreal. Jetsgo phải cạnh tranh với WesJet có trụ sở tail Calgary, Alberta và Air Canada có trụ sở tại Montreal.
Sự thất bại này của Jetsgo đã được các nhà phân tích dự đoán từ trước do Jetsgo luôn định giá bán ở mức thấp nhất và mở rộng hoạt động quá nhanh chóng.
- Ở Mỹ, hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa mỗi năm do việc khởi sự và vận hành thành công một doanh nghiệp nhỏ là không hề đơn giản. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Nga và cả Việt Nam hàng năm cũng có hàng ngàn các doanh nghiệp nhà nước đóng cửa do những quốc gia này đang chủ trương cổ phần hóa và củng cố lại các ngành công nghiệp.
Các trường hợp sử dụng chiến lược đóng cửa
Theo Fred R.David, chiến lược đóng cửa có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:
- Khi một doanh nghiệp đã theo đuổi cả chiến lược cắt giảm và chiến lược bán bớt trong đều không mang lại kết quả mong đợi.
- Khi doanh nghiệp chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là phá sản thì đóng cửa doanh nghiệp là sự lựa chọn thể hiện chủ động và có kế hoạch nhằm thu hút lại số tiền lớn nhất có thể được từ những tài sản của doanh nghiệp.
- Khi việc bán lại tài sản của doanh nghiệp có thể bù đắp cho các chủ sở hữu một phần các khoản thiệt hại về tài chính.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)