Chiến lược con mồi béo bở (Fat Man Strategy) trong thương vụ mua bán sáp nhập là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Chiến lược con mồi béo bở
Chiến lược con mồi béo bở trong tiếng Anh là Fat Man Strategy.
Chiến lược con mồi béo bở là chiến thuật phòng thủ tiếp quản thù địch, liên quan đến việc mua lại một doanh nghiệp hoặc tài sản của một công ty mục tiêu.
Chiến lược này dựa trên tiền đề rằng công ty mục tiêu trong thương vụ mua bán sáp nhập – là con mồi béo bở - sẽ giảm sức hấp dẫn đối với kẻ thâu tóm, đặc biệt là nếu việc mua lại làm tăng số lượng hoặc làm giảm lượng tiền mặt có sẵn của kẻ thâu tóm.
Đặc điểm của Chiến lược con mồi béo bở
Chiến lược con mồi béo bở là một loại chiến thuật phòng thủ kamikaze, gây ra thiệt hại tiềm tàng không thể thay đổi được cho công ty để ngăn cản rơi vào tay kẻ thù.
Tuy nhiên, chiến lược này liên quan đến việc thêm tài sản thay vì thoái vốn như trường hợp của các chiến lược phòng thủ kamikaze khác.
Một bất lợi của chiến lược này là các ứng cử viên mua lại cần phải được xác định rõ trước khi đấu thầu thù địch. Nếu không, có thể không đủ thời gian để hoàn thành một giao dịch chiến lược con mồi béo bở.
Để chống lại sự tiếp quản thù địch, hiệu quả của chiến lược con mồi béo bở vẫn ở mức tốt nhất.
Khi các nhà đầu tư tổ chức đã chiếm ưu thế trong mô hình sở hữu cổ phần, trái ngược với các cá nhân, thực hiện chiến lược con mồi béo bở để chống lại công ty thâu tóm sẽ là một việc rất khó cho hội động quản trị.
Rất ít nhà đầu tư tổ chức sẵn sàng thực hiện kế hoạch phá hoại giá trị ngắn hạn với hi vọng nó sẽ cứu được đội ngũ quản lí của một doanh nghiệp.
Việc trao đổi thông tin nhanh chóng, đặc biệt là với nhiều tờ báo tin tức kinh doanh chuyên dụng làm cho khả năng tồn tại của chiến lược con mồi béo bở trở nên rất tốt.
Thay vào đó, các cuộc đấu đá trong phòng thủ thâu tóm thù địch như chiến thuật thuốc độc, chiến thuật tiêu thổ (Scorched earth policy), ngày nay có thể hiệu quả hơn.
Chiến thuật tiêu thổ, tương tự như các nỗ lực cố tình tăng giá trị của chiến lược con mồi béo bở, là tìm cách bán càng nhiều tài sản có giá trị cao càng tốt, do đó không để lại cho người thâu tóm bất kì tiềm năng nào.
(Theo Investopedia)