Chia sẻ lợi nhuận (Profit sharing) là gì? Ý nghĩa của các khoản chia sẻ lợi nhuận
Mục Lục
Chia sẻ lợi nhuận (Profit sharing)
Chia sẻ lợi nhuận trong tiếng Anh là Profit sharing. Chia sẻ lợi nhuận còn gọi là quyền tham gia phân phối lợi nhuận.
Chia sẻ lợi nhuận đề cập đến các kế hoạch khuyến khích khác nhau được giới thiệu bởi các doanh nghiệp cung cấp thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhân viên phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty bên cạnh mức lương và thưởng thường xuyên của nhân viên.
Chia sẻ lợi nhuận là hệ thống trả công người lao động trong đó người lao động được nhận một phần thu nhập dưới dạng các khoản thanh toán gắn với lợi nhuận. Những người biện minh cho cách làm này cho rằng việc chia sẻ lợi nhuận có thể góp phần cắt giảm thất nghiệp bằng cách làm cho tiền lương biến đổi mạnh hơn.
Tại sao lại có các khoản chia sẻ lợi nhuận?
- Theo quan điểm của những người ủng hộ việc chia sẻ lợi nhuận, thất nghiệp xảy ra vì cái giá của lao động (tức tiền lương) bị mắc ở mức cao và việc thực hiện các chương trình gắn thu nhập với lợi nhuận có thể tạo ra sự linh hoạt nhất định trên thị trường lao động.
- Họ cho rằng do có phần đệm tự động gắn với lợi nhuận, người chủ không cần phải vội vã sa thải công nhân khi xuất hiện tình trạng suy thoái, nhưng lại nhanh chóng thuê thêm công nhân khi tình hình trở nên sáng sủa hơn.
- Ngoài ra, họ còn cho rằng người công nhân tham gia phân phối lợi nhuận có động cơ nâng cao năng suất nhiều hơn những công nhân chỉ nhận lương, vì họ được hưởng một phần lợi nhuận tăng thêm.
Ý nghĩa
- Trong hầu hết các kế hoạch chia sẻ lợi nhuận, nhân viên thường được nhận phần trăm lợi nhuận của công ty cùng với tiền lương, tiền thưởng và lợi ích thông thường.
- Trong nỗ lực giúp nhân viên của mình tiết kiệm cho nghỉ hưu, công ty đóng góp một phần lợi nhuận của mình vào một quĩ tiền để phân phối lợi nhuận cho các nhân viên.
- Các kế hoạch chia sẻ lợi nhuận có thể được cung cấp thay cho hoặc ngoài các lợi ích hưu trí truyền thống, và công ty có thể tự do đóng góp ngay cả khi không kiếm được lợi nhuận
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Thoughtco)