1. Kinh tế học

Chỉ số khốn khổ (Misery index) là gì? Sự ra đời và phát triển của chỉ số khốn khổ

Mục Lục

Chỉ số khốn khổ (Misery index)

Chỉ số khốn khổ trong tiếng Anh là Misery index.

Chỉ số khốn khổ dùng để đánh giá mức độ khổ trong cuộc sống của người dân tại các quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và lạm phát trên tăng trưởng GDP đầu người trong năm. Chỉ số này càng cao thì mức độ khốn khổ của người dân ở quốc gia đó càng lớn.

Sự ra đời và phát triển của chỉ số khốn khổ

Chỉ số khốn khổ đầu tiên được tạo ra bởi nhà kinh tế Arthur Okun, ông từng là chủ tịch thứ hai của Hội đồng cố vấn kinh tế của Cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson và là một giáo sư tại đại học Yale. Chỉ số khốn khổ của Okun đã sử dụng chỉ đơn giản là tổng của tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp hàng năm của quốc gia để cung cấp cho Tổng thống Johnson một số liệu dễ hiểu về sức khỏe tương đối của nền kinh tế. Chỉ số này càng cao chứng tỏ sự khốn khổ trung bình của cử tri càng lớn.

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1976, ứng cử viên Jimmy Carter đã phổ biến chỉ số khốn khổ của Okun như là một phương tiện để chỉ trích đối thủ của mình lúc đó là Gerald Ford. Đến cuối thời chính quyền của Ford, chỉ số khốn khổ là 12,7% tương đối cao, tạo ra mục tiêu hấp dẫn cho Carter. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình năm 1980, Ronald Reagan đã chỉ ra rằng chỉ số khốn khổ đã tăng lên dưới thời của Carter.

Các phiên bản mới hơn của chỉ số khốn khổ

Chỉ số khốn khổ đã được sửa đổi nhiều lần, lần đầu tiên vào năm 1999 bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Harvard, ông đã tạo ra chỉ số khốn khổ Barro bao gồm dữ liệu về lãi suất và tăng trưởng kinh tế để đánh giá cho các tổng thống sau Thế chiến II.

Năm 2011, nhà kinh tế học Steve Hanke của Johns Hopkins đã xây dựng dựa trên chỉ số khốn khổ của Barro và bắt đầu áp dụng nó cho các quốc gia ngoài Hoa Kỳ. Chỉ số khốn khổ hàng năm được sửa đổi của Hanke là tổng của tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát và lãi suất cho vay của ngân hàng trừ đi sự thay đổi trong GDP thực tế trên đầu người.

Hanke công bố danh sách toàn cầu về bảng xếp hạng chỉ số khốn khổ hàng năm cho 95 quốc gia có báo cáo dữ liệu liên quan một cách kịp thời. Danh sách của ông về các quốc gia khốn khổ và hạnh phúc nhất thế giới đã xếp hạng Venezuela, Syria, Brazil, Argentina và Ai Cập trong số các quốc gia khốn khổ nhất. Trung Quốc, Malta, Nhật Bản, Hà Lan, Hungary và Thái Lan được xếp hạng là những quốc gia hạnh phúc nhất.

Khái niệm về chỉ số khốn khổ cũng đã được mở rộng sang các loại tài sản. Ví dụ như Tom Lee, người đồng sáng lập Fundstrat Advisors, đã tạo ra chỉ số khốn khổ Bitcoin (BML) để đo lường mức độ khốn khổ trung bình của nhà đầu tư bitcoin. Chỉ số tính toán tỉ lệ phần trăm của các giao dịch thắng so với tổng số giao dịch và thêm nó vào biến động chung của tiền điện tử. Chỉ số được coi là "khốn khổ" khi tổng giá trị của nó nhỏ hơn 27.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Thuật ngữ khác