Chế độ tài phiệt (Plutocracy) là gì? Ví dụ về chế độ tài phiệt
Mục Lục
Chế độ tài phiệt
Khái niệm
Chế độ tài phiệt trong tiếng Anh là Plutocracy.
Chế độ tài phiệt là một chính phủ chịu sự kiểm soát hoàn toàn theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những người giàu có. Chế độ tài phiệt chỉ cho phép những người giàu có nắm quyền cai trị, một cách công khai hoặc theo tùy hoàn cảnh, dẫn đến việc áp dụng các chính sách được thiết kế đặc biệt có lợi cho người giàu.
Từ "plutocracy" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "ploutos" - giàu có, và "kratos" - quyền lực, cầm quyền.
Chế độ tài phiệt không nhất thiết là một thể chế chính phủ công khai, có chủ đích. Nó có thể được tạo ra thông qua việc chỉ cho phép người giàu truy cập vào một số chương trình và tài nguyên giáo dục, và khiến cho họ nắm giữ nhiều quyền lực hơn.
Chế độ cai trị của giới tài phiệt tạo ra mối lo lắng là các trọng tâm của các luật lệ sẽ bị thu hẹp, và tập trung phục vụ cho mục tiêu của người giàu, tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản lớn hơn.
Ví dụ về chế độ tài phiệt
Chế độ tài phiệt đã xuất hiện từ thời cổ đại. Đế chế La Mã được coi là một hình thức của chế độ tài phiệt, trong đó một Thượng viện mà mọi thành viên đều thuộc tầng lớp quí tộc giàu có có quyền bầu các quan chức chính quyền địa phương và đề xuất các chính sách mới.
Trong những năm gần đây, nước Mỹ được coi là một ví dụ của một quốc gia có các yếu tố của chế độ tài phiệt, do ảnh hưởng mạnh mẽ của người giàu trong quá trình bầu cử và hoạch định chính sách của nước này.
Chế độ tài phiệt trong hiện đại
Mặc dù có nhiều sự bàn tán về khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ, nhưng chế độ tài phiệt chỉ tồn tại dưới dạng khái niệm lí thuyết, hơn là một mô hình cai trị thực sự của một quốc gia trong thực tế.
Tuy nhiên một số người cho rằng cuộc họp Quốc hội thứ 115 của Mỹ là gần với chế độ tài phiệt nhất, với việc cắt giảm thuế có lợi cho người giàu có, và loại bỏ các qui tắc và qui định được cho là cản trở cho hoạt động kinh doanh và kiếm lợi nhuận.
Giáo sư Đại học Princeton, Martin Gilens và Giáo sư Đại học Northwestern Benjamin I. Page đã kết luận trong một nghiên cứu rằng "Phân tích đa biến cho thấy giới chóp bu trong kinh tế và các nhóm có tổ chức đại diện cho lợi ích kinh doanh có tác động độc lập đáng kể đến chính sách của chính phủ Mỹ, trong khi công dân bình tườngvà các nhóm lợi ích đại chúng có ít hoặc không có ảnh hưởng độc lập. "
Những người khác cũng có kết luận tương tự. Theo nghiên cứu năm 2017 của Thomas Hayes và Layle Scruggs, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Connecticut, việc tập trung thu nhập của nhà nước cho một số ít các cá nhân sẽ làm giảm mạnh các chế độ phúc lợi xã hội.
Họ viết rằng: "... sự tập trung thu nhập ở tầng lớp cao nhất đã trở nên sai lệch, đến mức các chính trị gia quá phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ cho các cuộc bầu tiếp theo".
(Theo investopedia)