1. Kinh doanh thương mại

Chấp nhận (Acceptance) trong giao dịch buôn bán quốc tế là gì? Phân loại

Mục Lục

Chấp nhận

Chấp nhận trong tiếng Anh gọi là: Acceptance.

Chấp nhận là việc người được chào giá đồng ý hoàn toàn với giá được chào (giá trong order). Hiệu quả pháp lí của việc chấp nhận là dẫn tới việc kí kết hợp đồng mua bán.

Phân loại

Acceptance được chia làm 2 loại:

1. Acceptance hoàn toàn vô điều kiện: Với việc chấp nhận này hợp đồng sẽ được kí kết, và hợp đồng bao gồm những chứng từ sau.

+ offer: do người bán kí.

+ order: do người mua kí

+ Acceptance: do người mua kí.

Sau khi 3 loại chứng từ nói trên được kí kết thì hợp đồng coi như đã được ký

2. Acceptance có điều kiện:

Về cơ bản thì hợp đồng vẫn chưa được kí kết và vẫn còn nhiều khả năng không được kí.

Điều kiện hiệu lực của Acceptance.

+ Phải theo hình thức mà luật pháp của từng nước yêu cầu. 

+ Phải làm trong thời hạn hiệu lực của offer hoặc order. Nếu ngoài thời hạn thì việc chấp nhận không có giá trị.

+ Phải được chính người nhận giá chấp nhận.

+ Chấp nhận phải được gửi tận tay người chào hoặc người đặt hàng, nếu những người này không nhận được thì chấp nhận cũng không giá trị về mặt pháp lí.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan:

- Phát giá còn gọi là chào hàng(offer)

Chào hàng là lời đề nghị kí kết hợp đồng xuất phát từ phía người bán. Khác với hỏi hàng chỉ là đề nghị thiết lập quan hệ mua bán. Trong buôn bán quốc tế người ta thường phân biệt hai loại chào hàng.

+ Chào hàng tự do: Là loại chào hàng người bán không bị ràng buộc trách nhiệm với thư chào hàng, có nghĩa là người bán hàng không cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hoá cho người mua. 

Loại chào hàng này thường được gửi cho nhiều người mua tiềm năng chào bán một lô hàng, ai trả giá cao nhất thì bán, hoặc bán cho người mua nào mà người bán thấy có lợi hơn.

+ Chào hàng cố định: Người bán cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hoá cho người mua trong một khoảng thời gian nhất định, và loại chào hàng này chỉ gửi cho một người.

- Đặt hàng (Order)

Nếu như thư chào hàng thể hiện ý định bán hàng của người bán và được người bán kí phát cho các khách hàng của mình thì đơn đặt hàng thể hiện ý định muốn mua hàng của người mua, đó là đề nghị từ phía người muốn mua hàng hoá.

Trong đơn đặt hàng người mua thường nêu cụ thể tên hàng hoá định mua và đề nghị người bán cung cấp hàng cho mình theo những điều kiện (số lượng, phẩm chất, thời hạn giao hàng v.v.) do mình tự đặt ra. 

Một khi người bán chấp nhận hoàn toàn đơn đặt hàng trong thời hạn qui định thì hợp đồng coi như đã được thành lập giữa bên mua và bên bán .

(Bài giảng Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Ths Đỗ Đức Phú, Đại Học Hàng Hải, 2008)

Thuật ngữ khác