Cây quyết định (Decision tree) là gì? Ví dụ về cây quyết định
Mục Lục
Cây quyết định
Cây quyết định trong tiếng Anh là Decision tree.
Cây quyết định là một phương tiện hỗ trợ cho việc ra quyết định trong điều kiện bất định. Nó chỉ ra nhiều đường lối hàng động khác nhau và hậu quả kinh tế của mỗi đường lối. Thông thường, mỗi đường lối hành động được gắn với một xác suất chủ quan về khả năng phát sinh các sự kiện trong tương lai.
Ví dụ về cây quyết định
Một người nghĩ đến việc mở một cửa hàng bán lẻ (mà thành công của nó phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng và bởi vậy phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế) sẽ có cây quyết định như hình dưới đây:
Căn cứ vào Cây quyết định trên, người bán lẻ có hai phương án hành động là mở cửa hàng và không mở cửa hàng. Anh ta phải cân nhắc hai trạng thái tự nhiên, tức hai sự kiện có thể xảy ra: nền kinh tế phát triển mạnh hoặc suy thoái.
Người bán lẻ phải đánh giá khả năng xuất hiện mỗi sự kiện và trong tình huống này, anh ta dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết để nhận định rằng khả năng xuất hiện mỗi sự kiện bằng 50%. Cuối cùng, người bán lẻ ước tính hậu quả tài chính là nếu mở cửa hàng sẽ có lãi 40.000 đồng khi kinh tế phát triển mạnh và lỗ 30.000 đồng nếu có suy thoái.
Để ra quyết định, người bán lẻ cần một tiêu chuẩn ra quyết định cho phép anh ta lựa chọn phương án hành động tốt nhất trong các phương án có thể có. Vì sự lựa chọn này gắn với yếu tố rủi ro, nên chúng ta cần biết thái độ của người bán lẻ đối với rủi ro.
Nếu người bán lẻ không chú ý đến rủi ro, chúng ta có thể tính toán tính xác định tương đương với hành vi "mở cửa hàng" bằng cách căn cứ vào hậu quả tài chính của mỗi kết cục và gia quyền nó theo xác suất xuất hiện của nó. Ví dụ:
Kết cục này chắc chắn lớn hơn 0 trong trường hợp không mở cửa hàng và nó biện minh cho việc tiếp tục thực hiện dự án này.
Song nếu người bán lẻ là người ghét rủi ro, tiêu chuẩn giá trị bằng tiền có thể không phải là tiêu chuẩn thích hợp, vì anh ta cần nhận được phần thưởng cho sự rủi ro để chấp nhận hành động. Việc tận dụng tiêu chuẩn cẩn thận hơn tiêu chuẩn tương đương với tính xác định sẽ làm giảm tiêu chuẩn tương đương với tính xác định của nhánh "mở cửa hàng" và điều này cũng dẫn đến quyết định tiếp tục mở cửa hàng.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân)