1. Kinh tế học

Cầu phái sinh (Derived Demand) đối với hàng hóa và dịch vụ là gì?

Mục Lục

Cầu phái sinh

Cầu phái sinh trong tiếng Anh là Derived Demand.

Cầu phái sinh là một thuật ngữ kinh tế mô tả cầu về hàng hóa hay dịch vụ xuất phát từ cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ trung gian; hoặc có liên quan với nó. Cầu phái sinh có thể có tác động đáng kể đến giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Cầu phái sinh phụ thuộc lớn vào khả năng có thể mua hay có thể sản xuất được hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Ngoài ra, cầu phái sinh có thể tăng mạnh bởi những yếu tố cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất một hàng hóa cụ thể, bao gồm vốn, đất đai, lao động và nguyên liệu thô. Trong trường hợp này, cầu về nguyên liệu thô gắn trực tiếp với cầu về các sản phẩm cần có nguyên liệu thô để có thể sản xuất.

Cầu phái sinh bắt nguồn từ cầu dành cho một hàng hóa khác có thể là một chiến lược đầu tư tuyệt vời. Cụ thể, nhà đầu tư có thể quan sát cầu phái sinh để dự đoán cầu của thị trường về các hàng hóa liên quan với nhau.

Ví dụ, nếu cầu cho sản phẩm của một ngành công nghiệp tăng lên, thì các ngành cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành đó cũng có thể tăng trưởng lợi nhuận. Nếu cầu cho một mặt hàng giảm, cầu về hàng hóa cần thiết để sản xuất nó cũng sẽ giảm.

Ví dụ về cầu phái sinh

Một trong số những ví dụ đầu tiên về cầu phái sinh là chiến lược "cuốc chim và xẻng" được phát triển để phản ứng với sự tương quan của các động lực của thị trường. Trong cơn sốt vàng, rất nhiều người đổ xô đi đào vàng. Để đào vàng thì họ cần cuốc, xẻng và một số vật dụng khác. 

Người ta cho rằng nhìn chung những người bán dụng cụ cuốc, xẻng cho dân đào vàng còn kiếm được nhiều tiền hơn chính những người đào vàng. Trong thời đó, cầu về cuốc và xẻng chính là cầu phái sinh từ cầu về vàng.

Một ví dụ gần đây hơn là thị trường máy tính. Khi công nghệ ngày càng trở nên thiết yếu với doanh nghiệp và phổ biến trong từng hộ gia đình, cầu về máy tính tăng lên. Cầu phái sinh xuất hiện trong các lĩnh vực thiết bị ngoại vi như bàn phím và chuột, và cả trong các thành phần cần thiết khác để sản xuất máy tính, ví dụ như  bo mạch chủ.

Một số nguyên liệu sản xuất có thể sẽ không sự thay đổi lớn về mức tăng hoặc giảm cầu phụ thuộc vào một sản phẩm khác, tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi của nguyên liệu. 

Ví dụ, cotton là một nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để chế tạo vải. Nếu một mẫu vải in hoa văn đặc biệt bỗng chốc được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi, nhưng bị lỗi thời chỉ sau một vài mùa thì cầu cho loại vải đó có thể sẽ không có tác động lớn đến cầu về bông nói chung.

(Theo investopedia)

Thuật ngữ khác