Quyền hành (Authority) trong quản trị là gì? Đặc điểm và nguồn gốc của quyền hành
Mục Lục
Quyền hành (Authority)
Quyền hành trong tiếng Anh là Authority. Quyền hành là năng lực quyết định, chỉ huy, cưỡng bức, khen thưởng, trừng phạt hay ra lệnh đối với cấp dưới và trông đợi sự tiến hành của họ.
Tuy nhiên, chỉ gọi là quyền hành khi nó là một quyền hành hợp pháp chính đáng.
Đặc điểm của quyền hành
Quyền hành có hai đặc điểm cơ bản sau:
- Tính gắn bó các thành phần trong tổ chức.
- Nhà quản trị sử dụng quyền hành như là công cụ để thực hiện các chức năng của mình.
Quyền hành trong quản trị phải được phân cho từng cấp, từng người tùy từng chức vị, địa vị, khả năng, kinh nghiệm thực tế (phân cấp quyền hành gọi là phân quyền)
Nguồn gốc của quyền hành
- Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc quyền hành, nhưng đều cho rằng quyền hành xuất phát từ:
+ Sự hợp pháp, tức là từ quyết định bổ nhiệm chức vụ người chỉ huy.
+ Người chỉ huy có quyền đòi hỏi sự chấp hành lệnh của cấp dưới.
+ Sự chính đáng, tức sự phù hợp với những yêu cầu của một hệ thống giá trị xã hội.
+ Các đặc điểm cá nhân tạo sự tín nhiệm như tài năng, đạo đức phẩm chất chính trị, sự trẻ đẹp và duyên dáng.
Có quyền hành trực tuyến, quyền hành phụ trợ và quyền hành chức năng.
Quan hệ giữa sử dụng quyền hành và thái độ lao động
*Có ba cách sử dụng quyền hành của người quản trị
- Cưỡng bức
- Mua chuộc
- Kết thân, xem nhau như những người đồng nghiệp
*Có ba thái độ lao động cơ bản trong các thành phần của một tổ chức
- Chây lười: đánh mất sự chăm chỉ trong lao động, là lao động hoàn toàn không ý thức.
- Có tính toán hơn thiệt khi làm việc
- Hăng say tích cực
Sự hạn chế của quyền hành
Quyền hành của người quản trị chịu rất nhiều hạn chế
- Hạn chế về cấp bậc của người quản trị
- Hạn chế về mặt xã hội: chính trị và pháp luật
- Hạn chế về mặt sinh học: những yếu tố liên quan đến khía cạnh sinh học của con người. Ví dụ, không được dùng quyền hành để qui định nhân viên cấp dưới làm việc liên tục 8 tiếng.
- Hạn chế về mặt kĩ thuật
- Hạn chế về mặt kinh tế: giá cả, lương bổng
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)