1. Kinh tế quốc tế

Căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) là gì? Ví dụ về căn bệnh Hà Lan

Mục Lục

Căn bệnh Hà Lan

Căn bệnh Hà Lan trong tiếng Anh là Dutch Disease.

Căn bệnh Hà Lan là thuật ngữ chỉ những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh từ sự gia tăng đột biến trong giá trị của đồng tiền quốc gia. Căn bệnh Hà Lan này chủ yếu liên quan đến một  phát hiện mới hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên quí giá và những hậu quả bất ngờ mà sự phát hiện này có thể gây nên nền kinh tế chung của cả một nước.

Tác động của căn bệnh Hà Lan

Căn bệnh Hà Lan có hai tác động kinh tế chính:

- Làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia

- Làm gia tăng nhập khẩu

Cả hai hiện tượng này đều là kết quả của đồng nội tệ tăng giá.

Trong dài hạn, những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp, khi các công việc sản xuất chuyển sang những nước có chi phí thấp hơn. Trong khi đó, các ngành công nghiệp không dựa trên tài nguyên phải chịu tổn thất do của cải được tạo ra bởi các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên.

Nguồn gốc của thuật ngữ căn bệnh Hà Lan

Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan được đặt ra bởi tạp chí The Economist vào năm 1977 khi báo này phân tích  cuộc khủng hoảng xảy ra ở nước này sau khi khám phá ra các mỏ khí đốt tự nhiên rộng lớn ở Biển Bắc vào năm 1959. 

Lượng xuất khẩu dầu khổng lồ và cũng như giá trị của cải mới được tạo ra khiến cho  đồng guild của Hà Lan tăng giá mạnh, khiến cho giá cả mọi sản phẩm phi dầu mỏ của Hà Lan trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thất nghiệp tăng từ 1,1% lên 5,1% và đầu tư vốn vào nước này giảm.

Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan được sử dụng rộng rãi như một cách nói ngắn gọn để mô tả tình huống nghịch lí trong đó một tin có vẻ là tốt, như việc phát hiện ra trữ lượng dầu lớn, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước.

Ví dụ về căn bệnh Hà Lan

Vào những năm 1970, Vương quốc Anh đã hứng chịu căn bệnh Hà Lan khi giá dầu tăng gấp bốn lần, khiến cho việc khoan dầu ở Biển Bắc ngoài khơi Scotland trở nên khả thi về mặt kinh tế. Đến cuối những năm 1970, Anh đã trở thành nhà xuất khẩu dầu ròng, mặc dù trước đây là nước nhập khẩu dầu ròng. 

Mặc dù giá trị đồng bảng tăng vọt, đất nước rơi vào suy thoái khi công nhân Anh yêu cầu mức lương cao hơn và các mặt hàng xuất khẩu khác của Anh trở nên kém cạnh tranh.

Năm 2014, các nhà kinh tế ở Canada báo cáo rằng dòng vốn nước ngoài liên quan đến hoạt động khai thác cát dầu của nước này có thể đã dẫn đến việc đồng đôla Canada bị định giá quá cao và giảm khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất. 

Đồng rúp của Nga cũng bị định giá quá cao vì những lí do tương tự. Năm 2016, giá dầu giảm đáng kể, cả đồng đô la Canada và đồng rúp đều giảm xuống mức thấp hơn, làm giảm bớt mối lo ngại về căn bệnh Hà Lan ở cả hai nước.

(Theo investopedia)

Thuật ngữ khác