Các yếu tố khác không thay đổi (Ceteris Paribus) là gì? Đặc điểm và lợi ích
Mục Lục
Các yếu tố khác không thay đổi
Các yếu tố khác không thay đổi trong tiếng Latin là Ceteris Paribus.
Ceteris Paribus, nghĩa đen là "giữ những thứ khác không đổi", là một cụm từ tiếng Latin thường được dịch là "Các yếu tố khác không thay đổi". Nó là một giả định chủ đạo trong tư duy kinh tế chính thống, hoạt động như một chỉ dẫn tốc kí về tác động của một biến kinh tế đối với một biến kinh tế khác, với điều kiện tất cả các biến khác vẫn giữ nguyên.
Đặc điểm của Ceteris Paribus
Trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính, ceteris paribus thường được sử dụng khi đưa ra lập luận về nguyên nhân và kết quả. Một nhà kinh tế có thể nói tăng lương tối thiểu làm tăng thất nghiệp, tăng cung tiền gây ra lạm phát, giảm chi phí cận biên làm tăng lợi nhuận kinh tế cho công ty hoặc thiết lập luật kiểm soát tiền thuê trong thành phố khiến nguồn cung nhà ở giảm.
Các giả định của Ceteris paribus giúp chuyển đổi từ một khái niệm khoa học xã hội có thể suy diễn thành một khái niệm khoa học có phương pháp cụ thể cố định. Nó tạo ra một hệ thống tưởng tượng về các qui tắc và điều kiện mà từ đó các nhà kinh tế có thể đạt tới một kết luận cụ thể. Nói cách khác, nó giúp nhà kinh tế phá vỡ bản chất con người và những vấn đề về hạn chế kiến thức.
Hầu hết, mặc dù không phải tất cả, các nhà kinh tế đều dựa vào ceteris paribus để xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh tế. Nói đơn giản hơn, điều đó có nghĩa là nhà kinh tế có thể giữ tất cả các biến trong mô hình không đổi và sửa đổi từng cái một. Ceteris paribus có những hạn chế của nó, đặc biệt là khi các đối số như vậy bị trùng nhau. Tuy nhiên, đây là một phương pháp quan trọng và hữu ích để mô tả xu hướng tương đối trong thị trường.
Ví dụ về Ceteris Paribus
Giả sử bạn muốn giải thích giá sữa. Không cần phải phân tích quá sâu thì rõ ràng là chi phí sữa bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: số lượng bò, sức khỏe của chúng, chi phí cho bò ăn, lượng đất hữu ích, chi phí thay thế sữa, số lượng nhà cung cấp sữa, mức độ lạm phát trong nền kinh tế, sở thích của người tiêu dùng, giao thông vận tải, và nhiều biến số khác. Vì vậy, thay vào đó, một nhà kinh tế áp dụng ceteris paribus, về cơ bản nói rằng nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, việc giảm nguồn cung sữa sản xuất sữa sẽ khiến giá sữa tăng.
Một ví dụ khác, lấy quy luật cung cầu. Các nhà kinh tế cho rằng qui luật về cầu chứng minh rằng ceteris paribus (các yếu tố khác không thay đổi), khi giá tăng thì số lượng hàng hoá được mua có xu hướng tăng. Hoặc rằng, nếu nhu cầu cho bất kì sản phẩm nhất định nào vượt quá nguồn cung của sản phẩm, ceteris paribus, giá sẽ có thể tăng.
Ceteris paribus là một phần mở rộng của mô hình khoa học. Phương pháp khoa học được xây dựng dựa trên việc xác định, cô lập và kiểm tra tác động của một biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Vì các biến kinh tế chỉ có thể được phân lập trong lí thuyết và không có trong thực tế, ceteris paribus chỉ có thể làm nổi bật các xu hướng, mà không phải là các giá trị tuyệt đối.
Lợi ích của Ceteris Paribus
Giả sử một nhà kinh tế muốn chứng minh mức lương tối thiểu gây ra thất nghiệp hoặc tiền tệ nới lỏng (trong tiếng Anh là easy money) gây ra lạm phát. Ông không thể tạo ra hai nền kinh tế thử nghiệm giống hệt nhau và đưa ra luật lương tối thiểu hoặc bắt đầu tự in hóa đơn.
Vì vậy, nhà kinh tế nếu muốn kiểm tra các lí thuyết của mình, phải tạo ra một khuôn khổ phù hợp cho phương pháp khoa học, ngay cả khi điều này có nghĩa là đưa ra các giả định rất phi thực tế. Các nhà kinh tế giả định người mua và người bán là người chịu giá hơn là người làm giá. Nhà kinh tế cũng cho rằng tất cả mọi người đều có thông tin hoàn hảo về lựa chọn của họ, vì bất kì quyết định thiếu quyết đoán hoặc không chính xác nào dựa trên thông tin không đầy đủ đều tạo ra lỗ hổng trong mô hình.
Nếu các mô hình được hình thành trong môi trường kinh tế học ceteris paribus có thể đưa ra dự đoán chính xác trong thế giới thực, thì mô hình được coi là thành công. Nếu các mô hình không đưa ra dự đoán chính xác, chúng sẽ được sửa đổi.
Điều này có thể làm cho ngành kinh tế học thực chứng trở nên khó khăn; sẽ có nhiều trường hợp khiến cho một mô hình đúng ngày hôm nay nhưng lại sai sau một năm. Một số nhà kinh tế bác bỏ chủ nghĩa thực chứng và chấp nhận việc suy luận là cơ chế chính của sự tìm hiểu. Tuy nhiên, phần lớn chấp nhận các giới hạn của các giả định paribus ceteris, để làm cho lĩnh vực kinh tế học giống hóa học hơn và ít giống triết học hơn.
(Theo Investopedia)