Buck là gì? Vỡ buck (Break the buck) xảy ra khi nào?
Mục Lục
Buck
Buck là một cách gọi không chính thức của một đồng đô la. Nguồn gốc của buck bắt đầu từ thời kì thuộc địa Mỹ, khi da hươu (buckskins) thường được dùng để đổi lấy hàng hóa. Buck cũng ám chỉ đồng đô la Mỹ là một loại tiền tệ có thể được sử dụng cả trong nước và quốc tế.
Thuật ngữ buck được sử dụng trong thực tế
Trong văn hóa Mỹ, có một số thành ngữ sử dụng từ "buck".
Khi ai đó sử dụng cụm từ "make a fast buck", có nghĩa là một người muốn kiếm tiền trong một khoảng thời gian ngắn nhưng chỉ cần bỏ rất ít công sức. "Quick buck" thì đề cập đến một món lợi nhuận vừa dễ vừa nhanh. Cả hai cụm từ này đều có thể chỉ việc lừa đảo hoặc gian lận.
Ngược lại, cụm "making an honest buck" có nghĩa là một người kiếm tiền một cách trung thực và hợp pháp.
Khi một người nhận được "more bang for the buck", thì có nghĩa là tỉ lệ chi phí trên lợi ích rất thuận lợi hoặc nhận được giá trị lớn hơn cho khoản tiền. Ví dụ, mua một chiếc máy tính trị giá 200 đô la sẽ "get more bang for the buck" so với chiếc máy tính tương tự nhưng có giá 300 đô la, nghĩa là mua được hời hơn, đáng đồng tiền hơn.
Trên bàn giao dịch ngoại hối, buck thường nói đến một giao dịch trị giá 1 triệu đô la. Nếu một khách hàng cần một mức trị giá nửa buck (half-a-buck), thì số tiền đó là 500.000 đô la.
Buck cũng đề cập đến tỷ giá đô la Mỹ so với các đồng tiền khác trên thế giới. Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ của một quốc gia so với giá trị tiền tệ của quốc gia khác.
Ví dụ: nếu buck đang giao dịch ở mức giá 1,15 đô la so với với euro, có nghĩa là người tiêu dùng Mỹ phải trả 1,15 đô la để mua hàng hóa trị giá 1 euro. Nếu buck đang mạnh hơn thì người tiêu dùng Mỹ có thể nhận được nhiều buck hơn. Một đồng đô la đang mạnh lên nghĩa là tỷ giá đồng euro với đồng đô la sẽ thấp hơn, chẳng hạn như 1,10.
Vỡ buck (Break the buck)
Vỡ buck (break the buck) là khi giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi cổ phần của các quĩ thị trường tiền tệ giảm xuống dưới một đô la. Giá trị tài sản ròng là giá trị của một quĩ (như quĩ tương hỗ), nó bằng giá trị ròng của tài sản (chứng khoán), trừ đi tổng giá trị nợ phải trả và chi phí hoạt động quĩ. Vỡ buck xảy ra khi các khoản đầu tư của quĩ thị trường tiền tệ không đủ để trang trải chi phí hoạt động hoặc bất kì khoản lỗ đầu tư nào.
Các quĩ thị trường tiền tệ đầu tư vào các công cụ thị trường tiền tệ, là các chứng khoán thu nhập cố định với một thời gian rất ngắn để sinh trưởng và chất lượng tín dụng cao. Các nhà đầu tư thường sử dụng các quĩ thị trường tiền tệ như một sự thay thế cho các tài khoản tiết kiệm ngân hàng, mặc dù các quĩ thị trường tiền tệ không được chính phủ bảo hiểm, không giống như tài khoản tiết kiệm ngân hàng.
Các quĩ thị trường tiền tệ có xu hướng "vỡ buck" trong thời gian lãi suất thấp hoặc rủi ro cao vì các nhà đầu tư có xu hướng bán tài sản của họ cho các khoản đầu tư có lợi suất cao hơn hoặc an toàn hơn. Điều này xảy ra lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1994, theo tờ New York Times, các nhà đầu tư đã thanh lí Quĩ thị trường tiền tệ của chính phủ Mỹ (Community Bankers U.S. Government Money Market Fund) ở mức 94 cent do bị thua lỗ lớn.
Vào thời điểm đó, quĩ thị trường tiền tệ được coi là đã đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn và an toàn nhất hiện có. Khoản lỗ đầu tiên của nó đã gây sốc cho giới đầu tư vì các quĩ thị trường tiền tệ luôn được coi là sự đầu tư cực kì an toàn.
(Theo Investopedia)