Sáp nhập theo dạng hỗn hợp (Conglomerate Merger) là gì? Những quan điểm trái chiều
Mục Lục
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp trong tiếng Anh là Conglomerate Merger.
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp là một sự sáp nhập giữa các công ty có lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn không liên quan đến nhau.
Sự sáp nhập này thường xảy ra giữa các công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau hoặc giữa các công ty nằm ở các vị trí địa lí khác nhau.
Có hai loại sáp nhập theo dạng hỗn hợp: thuần túy và pha trộn. Sáp nhập theo dạng hỗn hợp thuần túy gồm các công ty không có điểm gì chung, còn sáp nhập theo dạng hỗn hợp pha trộn liên quan đến các công ty đang tìm cách mở rộng sản phẩm hoặc mở rộng thị trường.
Những quan điểm trái chiều về sáp nhập theo dạng hỗn hợp
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp là sự kết hợp của hai công ty không có gì chung. Các doanh nghiệp của họ không có công nghệ và hoạt động sản xuất chồng chéo và cũng không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. Tuy nhiên, họ tin rằng có những lợi ích khi kết hợp hai công ty với nhau.
Có nhiều lí do cho việc sáp nhập theo dạng hỗn hợp, chẳng hạn như: tăng thị phần, lợi ích cộng hưởng, cơ hội bán chéo. Những điều này có thể được hình thành trong quảng cáo, lập kế hoạch tài chính, nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất hoặc bất kì khâu nào khác. Với bất kì sự sáp nhập nào, niềm tin chung là công ty mới thành lập sẽ tốt hơn hai công ty riêng biệt, đối với tất cả các đối tượng hữu quan.
Các công ty cũng sáp nhập để giảm rủi ro thiệt hại thông qua đa dạng hóa. Tuy nhiên, nếu một tập đoàn trở nên quá lớn từ việc mua lại, hiệu suất của công ty có thể bị ảnh hưởng. Trong những năm 1960 và 1970, sáp nhập theo dạng hỗn hợp rất phổ biến và phong phú. Ngày nay, chúng không còn phổ biến nữa vì những lợi ích tài chính hạn chế.
Có rất nhiều sự phản đối về sáp nhập theo dạng hỗn hợp, những người này tin rằng chúng mang lại ít hiệu quả hơn cho thị trường. Họ chủ yếu tin rằng, điều này xảy ra khi các công ty lớn hơn mua lại các công ty nhỏ hơn, nó cho phép các công ty lớn hơn nắm được quyền lực thị trường, khi họ "nuốt chửng" và hợp nhất một số ngành công nghiệp.
Ngành ngân hàng là một ví dụ về điều này, trong đó, phần lớn các ngân hàng quốc gia hoặc ngân hàng khu vực đã mua lại các ngân hàng địa phương hoặc ngân hàng nhỏ, và hợp nhất ngành ngân hàng dưới sự kiểm soát của họ.
Một số vụ sáp nhập theo dạng hỗn hợp nổi tiếng thời gian gần đây bao gồm Amazon và Whole Food, eBay và PayPal, Disney và Pixar.
Ưu và nhược điểm của sáp nhập theo dạng hỗn hợp
Ưu điểm
Mặc dù ít, nhưng việc sáp nhập theo dạng hỗn hợp có một số lợi thế là: sự đa dạng hóa, sự mở rộng cơ sở khách hàng và tăng hiệu quả. Thông qua đa dạng hóa, nguy cơ thiệt hại giảm đi. Nếu một lĩnh vực kinh doanh hoạt động kém, các đơn vị kinh doanh khác hoạt động tốt hơn có thể bù đắp cho những tổn thất. Đây cũng có thể được xem là một cơ hội đầu tư cho công ty.
Việc sáp nhập cũng cho phép công ty tiếp cận một nhóm khách hàng mới, từ đó mở rộng cơ sở khách hàng của mình. Cơ hội mới này cho phép công ty tiếp thị và bán chéo sản phẩm mới, dẫn đến tăng doanh thu.
Ví dụ, công ty A, chuyên sản xuất radio, sáp nhập với công ty B, chuyên sản xuất đồng hồ, để thành lập công ty C. Công ty C hiện có quyền truy cập vào cơ sở khách hàng lớn hơn của cả hai công ty A, B để tiếp thị sản phẩm của mình (chẳng hạn, bán sản phẩm của công ty A cho khách hàng của công ty B, và ngược lại).
Ngoài việc tăng doanh số từ một thị trường lớn hơn, lợi ích của công ty mới với hiệu quả tăng lên khi mỗi công ty được sáp nhập sẽ đóng góp các kĩ thuật và năng lực tốt nhất để cho phép công ty mới hoạt động một cách tối ưu.
Nhược điểm
Mặc dù sự đa dạng hóa mang lại quả ngọt, nhưng nó cũng mang đến rủi ro. Đa dạng hóa có thể chuyển trọng tâm và nguồn lực ra khỏi các hoạt động cốt lõi, góp phần tạo ra hiệu suất kém. Nếu công ty mua lại không đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực của công ty bị mua, công ty mới có khả năng phát triển chính sách quản trị công ty kém hiệu quả, cơ cấu định giá kém, và lực lượng lao động thiếu kinh nghiệm, có hiệu suất kém.
Ngoài ra, nó có thể là thách thức cho các công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau hoặc với các mô hình kinh doanh khác nhau, có thể phát triển thành công nền văn hóa doanh nghiệp mới, mà ở đó, các hành vi và giá trị phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty mới.
Phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mới không dựa trên việc phá bỏ các văn hóa đã tồn tại trước đó. Thay vào đó, một sự sáp nhập thành công các nền văn hóa sẽ bao gồm: sự đồng thuận về các qui trình vận hành, các giá trị và các nguyên tắc thúc đẩy sự thành công của công ty và những bên liên quan tới nó.
(Theo Investopedia)