Bộ qui tắc đạo đức (Code of Ethics) là gì? Ví dụ về Bộ qui tắc đạo đức
Mục Lục
Bộ qui tắc đạo đức (Code of Ethics)
Bộ qui tắc đạo đức trong tiếng Anh có các cách gọi như Code of Ethics hay ethical code.
Bộ qui tắc đạo đức là một chỉ dẫn về các nguyên tắc được lập ra để giúp các nhân viên chuyên môn tiến hành nghiệp vụ một cách trung thực và liêm chính. Bộ tài liệu qui tắc đạo đức có thể phác thảo sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp hoặc tổ chức, cách các nhân viên chuyên môn tiếp cận vấn đề, các nguyên tắc đạo đức dựa trên các giá trị cốt lõi của tổ chức và các tiêu chuẩn mà nhân viên chuyên môn phải nắm rõ.
Một bộ qui tắc đạo đức có thể bao gồm các lĩnh vực như đạo đức kinh doanh, qui tắc thực hành nghề nghiệp và qui tắc ứng xử của nhân viên.
Sự hình thành bộ qui tắc đạo đức
Đạo đức kinh doanh đề cập đến cách các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn hoạt động của một doanh nghiệp. Các vấn đề phổ biến thuộc phạm vi đạo đức kinh doanh bao gồm quan hệ người thuê lao động - người lao động, sự phân biệt đối xử, vấn đề môi trường, hối lộ và giao dịch nội gián, và trách nhiệm xã hội.
Mặc dù nhiều luật tồn tại để thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức cơ bản trong cộng đồng doanh nghiệp, nhưng nó chủ yếu phụ thuộc vào sự lãnh đạo của một doanh nghiệp để phát triển bộ qui tắc đạo đức.
Cả doanh nghiệp và tổ chức thương mại thường có một số qui tắc đạo đức mà nhân viên hoặc thành viên của họ phải tuân theo. Phá vỡ qui tắc đạo đức có thể dẫn đến việc chấm dứt hoặc sa thải khỏi tổ chức. Một bộ qui tắc đạo đức rất quan trọng vì nó rõ ràng đưa ra các qui tắc cho hành vi và làm nền tảng cho một cảnh báo phòng ngừa.
Bất kể qui mô, các doanh nghiệp đều dựa vào nhân viên quản lí của mình để thiết lập một tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho các nhân viên khác tuân theo. Khi quản trị viên tuân thủ qui tắc đạo đức, nó sẽ gửi một thông điệp rằng các nhân viên được kì vọng là sẽ tuân thủ qui tắc một cách phổ biến.
Ví dụ về Bộ qui tắc đạo đức
Nhiều công ty và tổ chức đã áp dụng một bộ qui tắc đạo đức. Một ví dụ điển hình đến từ Viện CFA (CFAI), nhà tài trợ của chứng chỉ phân tích tài chính (CFA) và tổ chức các kì thi CFA. Người nắm giữ chứng chỉ CFA là một trong những chuyên gia tài chính được kính trọng nhất và được công nhận trên toàn cầu.
Theo trang web của mình, các thành viên của Viện CFA bao gồm cả người nắm giữ chứng chỉ CFA và các ứng cử viên cho chứng chỉ CFA phải tuân thủ các qui tắc đạo đức sau đây:
+ Hành động với sự chính trực, đúng với năng lực, siêng năng, tôn trọng và có đạo đức với công chúng, khách hàng, khách hàng tiềm năng, người sử dụng lao động, nhân viên, đồng nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và những người tham gia khác trên thị trường vốn toàn cầu.
+ Đặt tính liêm chính của nghề đầu tư và lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích cá nhân của bản thân.
+ Phát huy tính cẩn trọng hợp lí và thực hiện phán đoán chuyên môn độc lập khi tiến hành phân tích đầu tư, đưa ra khuyến nghị đầu tư, thực hiện các hoạt động đầu tư và tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác.
+ Thực hiện và khuyến khích người khác thực hiện cư xử chuyên nghiệp và đạo đức, điều này sẽ thể hiện uy tín cho bản thân và nghề nghiệp.
+ Thúc đẩy tính toàn vẹn và khả năng tồn tại của thị trường vốn toàn cầu vì lợi ích cuối cùng của xã hội.
+ Duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân và cố gắng duy trì và nâng cao năng lực của các chuyên gia đầu tư khác.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)