Beta quốc tế (International Beta) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Beta quốc tế
Beta quốc tế, tiếng Anh gọi là international beta hay global beta.
Beta quốc tế là thước đo rủi ro hệ thống hoặc độ dao động của một cổ phiếu hay một danh mục đầu tư trên tương quan với thị trường toàn cầu, thay vì chỉ với thị trường trong nước.
Khái niệm beta quốc tế đặc biệt phù hợp với các công ty đa quốc gia lớn có hoạt động trên toàn thế giới, cổ phiếu của chúng có tương quan chặt chẽ với một chỉ số cổ phiếu toàn cầu hơn là một chỉ số cổ phiếu tiêu chuẩn tại quốc gia của chúng.
Hiểu rõ hơn về beta quốc tế
Nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để xác định lợi nhuận kì vọng của một tài sản dựa trên hệ số beta và lợi nhuận kì vọng của thị trường nội địa. Tương tự như vậy, mô hình định giá tài sản vốn toàn cầu cũng có thể được dùng để tính toán lợi nhuận kì vọng của tài sản dựa trên beta quốc tế và lợi nhuận kì vọng của một chỉ số toàn cầu, như là Chỉ số thế giới Morgan Stanley.
Thuật ngữ "beta quốc tế" trong lĩnh vực tài chính và danh mục đầu tư không nên bị nhầm lẫn với "thử nghiệm beta quốc tế", mang ý nghĩa là sự thử nghiệm sản phẩm phần mềm trên thị trường quốc tế.
Beta quốc tế và mô hình CAPM toàn cầu
Như đã lưu ý ở trên là mô hình định giá tài sản vốn toàn cầu có thể giúp nhà đầu tư tính toán lợi nhuận kì vọng của một tài sản, dựa trên beta quốc tế của nó.
Mô hình CAPM toàn cầu mở rộng khái niệm của mô hình CAPM truyền thống bằng cách thêm vào rủi ro tỷ giá (thường là với một phần bù rủi ro ngoại tệ).
Mô hình CAPM toàn cầu được mở rộng dựa trên công thức của mô hình CAPM truyền thống:
Trong mô hình CAPM toàn cầu, ngoài việc được bù đắp trên giá trị thời gian của tiền tệ và phần thặng dư từ việc chấp nhận rủi ro thị trường, nhà đầu tư còn được tưởng thưởng từ sự tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với ngoại tệ.
Mô hình CAPM toàn cầu cho phép nhà đầu tư tính đến độ nhạy cảm với biến động của ngoại tệ khi nắm giữ tài sản.
(Theo Investopedia)