Bến thủy nội địa (Landing Stage) là gì? Qui định về bến thủy nội địa
Mục Lục
Bến thủy nội địa (Landing Stage)
Bến thủy nội địa - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Landing Stage.
Bến thủy nội địa là công trình độc lập có qui mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác.
Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng:
- Bến chuyên dùng là bến thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.
- Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia.
Qui định về bến thủy nội địa
Qui hoạch bến thủy nội địa
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, tổ chức thực hiện qui hoạch cảng thủy nội địa.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, tổ chức thực hiện qui hoạch bến thủy nội địa trong phạm vi địa bàn quản lí của tỉnh, thành phố.
Đối với bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trước khi phê duyệt qui hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lấy ý kiến thỏa thuận của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Nguyên tắc đầu tư xây dựng bến thủy nội địa
1. Việc đầu tư xây dựng bến thủy nội địa phải tuân theo những qui định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; tuân thủ tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các qui định pháp luật.
2. Việc đầu tư xây dựng bến thủy nội địa phải phù hợp với qui hoạch hệ thống bến thủy nội địa đã được phê duyệt.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng bến thủy nội địa chưa có trong qui hoạch hoặc có sự khác nhau so với qui hoạch, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch chấp thuận. (Theo Thông tư Số: 50/2014/TT-BGTVT)