Bên nhượng quyền (Franchisor) là gì? Hiểu về bên nhượng quyền
Mục Lục
Bên nhượng quyền (Franchisor)
Bên nhượng quyền trong tiếng Anh là Franchisor.
Bên nhượng quyền bán quyền để mở các cửa hàng và bán các hàng hóa và dịch vụ sử dụng thương hiệu, kinh nghiệm và sở hữu trí tuệ của hãng. Đây là một doanh nghiệp khai sáng hay doanh nghiệp hiện có bán quyền để sử dụng tên tuổi và ý tưởng của mình. Các chủ kinh doanh nhỏ mua các quyền này được gọi là bên nhận nhượng quyền, hình thức kinh doanh này được gọi là nhương quyền thương mại.
Hiểu về bên nhượng quyền
Các công ty nhượng quyền thường nhận phí khởi nghiệp ban đầu và tỉ lệ lợi nhuận bên chi nhánh thu được. Công ty cũng có thể tính phí các dịch vụ khác. Các bên nhượng quyền doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như Hertz (HTZ), Marriott International (MAR), McDonald (MCD) và Subway (sở hữu tư nhân).
Việc trở thành một bên nhượng quyền thường là một sự thay thế kinh doanh tốt, đặc biệt là đối với các công ty lớn, đã thành công, mặc dù họ có cả ưu điểm và nhược điểm.
Mối quan hệ giữa bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền
Bên nhượng quyền hướng dẫn và hỗ trợ liên tục về các chiến lược kinh doanh chung như tuyển dụng và đào tạo nhân viên, thiết lập cửa hàng, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tìm nguồn cung ứng...
Để bắt đầu những việc này, bên nhượng quyền giao cho bên nhận nhượng quyền một địa điểm riêng biệt, nơi không có bên nhận nhượng quyền nào khác cũng của doanh nghiệp khai sáng hiện có để ngăn chặn sự cạnh tranh và giúp đảm bảo việc kinh doanh thành công.
Đổi lại vai trò tư vấn của bên nhượng quyền, sử dụng tài sản trí tuệ và kinh nghiệm của họ, bên nhận nhượng quyền sẽ thường phải trả một khoản phí khởi nghiệp cộng với tỉ lệ tổng doanh thu từng kì cho bên nhượng quyền.
Lợi ích và hạn chế khi là một bên nhượng quyền
Với vị thế là một bên nhượng quyền, công ty có cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang các khu vực hoặc quốc gia khác, hưởng lợi từ những kiến thức địa phương mà bên nhận nhượng quyền có. Bên cạnh đó, mô hình nhượng quyền cũng giúp họ gia tăng thị phần trong khi giảm thiểu chi tiêu vốn.
Tùy thuộc vào nhu cầu, nguồn lực và mục tiêu sản xuất của bên nhượng quyền, công ty có thể tùy chỉnh thỏa thuận nhượng quyền của mình để tập trung vào tăng trưởng quốc gia với khối lượng lớn hoặc tăng trưởng khu vực khối lượng thấp.
Mặt trái của mô hình này đó là công ty sẽ có ít quyền điều hành hơn, việc thiết lập một nhượng quyền thương mại cũng đòi hỏi phải tiêu tốn thời gian và tiền bạc, chưa kể còn có những rủi ro về người nhận nhượng quyền yếu kém, thiếu trách nhiệm, khó làm việc hoặc không có khả năng điều hành doanh nghiệp.
(Theo Investopedia)