Bảy thói quen của người thành đạt (7 Habits of Highly Effective People) là gì?
Mục Lục
Bảy thói quen của người thành đạt
Bảy thói quen của người thành đạt trong tiếng Anh là 7 Habits of Highly Effective People.
Bảy thói quen của người thành đạt của Stephen Covey là một mô hình lí thuyết nhắm tới sự thấu hiểu tại sao những người thành đạt lại thành công trong cả công việc và cuộc sống cá nhân. Nó rất hiệu quả khi áp dụng cho các nhà lãnh đạo và quản lí. Mô hình đưa ra một chương trình rèn luyện bản thân dựa trên cách tiếp cận từ trong ra ngoài.
Bảy thói quen của Covey
Covey cho rằng những người thành đạt có bảy thói quen khiến họ thành công trong cuộc sống và công việc:
1. Luôn chủ động
Kể từ nay, bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Bạn không được đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện và quan trọng nhất là không đổ lỗi cho việc tạo điều kiện cho hành vi của mình.
Bạn chủ động lựa chọn cách phản hồi với bất cứ tình huống nào hay với bất cứ ai. Bạn phải chuẩn bị để phản hồi theo cách khiến cho bạn tự hào. Nếu điều này đòi hỏi thêm nhiều công sức hoặc khiến bạn không thoải mái, hãy chấp nhận nó.
2. Bắt đầu với mục tiêu có sẵn
Khi nào và bất cứ điều gì bạn thực hiện, bạn phải hình dung kết quả hoặc tương lai mình muốn đạt được. Bạn phải có một cái nhìn rõ ràng về nơi bạn sẽ đến hoặc là bạn không nên đến đó.
Bạn phải biết chính xác việc bạn muốn hoàn thành hoặc là bạn không hoàn thành việc gì cả. Bạn sống cuộc sống của mình và ra các quyết định dựa vào những niềm tin sâu sắc, những nguyên tắc và những sự thật cốt lõi của mình.
3. Việc quan trọng làm trước
Bằng cách hoàn toàn kiểm soát và duy trì kỉ luật, bạn có thể tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất, nhưng không nhất thiết là khẩn cấp nhất.
Danh mục của Covey về các hoạt động quan trọng như vậy bao gồm: xây dựng các mối quan hệ, viết bản danh sách hành động cá nhân, lập kế hoạch dài hạn, luyện tập và chuẩn bị cho các buổi thuyết trình. Chúng sẽ giúp bạn loại bỏ những hoạt động khẩn cấp đang đứng đầu trong danh mục công việc quá tải nhưng không thực sự quan trọng tới mức đó.
4. Tư duy đôi bên cùng thắng
Thành công của người này không nhất thiết đòi hỏi thất bại của người kia. Bạn tìm kiếm các giải pháp để tất cả các bên có liên quan (kể cả bạn) đều có lợi.
5. Hiểu để rồi được hiểu
Bằng cách này, bạn có thể khiến những người quanh mình cảm thấy như những người thắng cuộc. Bạn có thể thực sự học hỏi được ít nhiều từ họ, bạn quyết định im lặng và lắng nghe.
Trên thực tế, bạn phải lắng nghe với mục đích tìm hiểu người khác một cách sâu sắc và trọn vẹn ở mức độ hiểu biết, phân tích và với cảm xúc nhất định. Covey cho rằng, hãy chẩn đoán trước khi kê đơn.
6. Đồng tâm hiệp lực
Bạn được thuyết phục rằng cái toàn thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó. Bạn coi trọng những khác biệt giữa mọi người và cố gắng xây dựng chống lại những khác biệt ấy. Bạn suy nghĩ theo chiều hướng sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn
7. Rèn giũa bản thân
Giờ đã tới giai đoạn phụ thuộc lẫn nhau. Bạn là người thành đạt và được gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nể phục. Mặc dù vậy, bạn không bao giờ được cho phép mình ngủ quên trong vòng nguyệt quế. Bạn phải không ngừng cải thiện bản thân và duy trì mạnh mẽ lòng say mê học hỏi và khám phá.
(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)