Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee) là gì? Các bên tham gia bảo lãnh trực tiếp
Mục Lục
Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee)
Bảo lãnh trực tiếp - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Direct Guarantee.
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết bồi thường không hủy ngang trực tiếp cho người thụ hưởng. Sau khi đã bồi thường, ngân hàng truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người bảo lãnh. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)
Các loại bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh trực tiếp nội địa
Đối với các hợp đồng nội thương, mối quan hệ giữa các bên tham gia trong một nghiệp vụ bảo lãnh như sau:
Mối quan hệ giữa các bên tham gia nghiệp vụ bảo lãnh
Trong đó:
(1) Biểu thị mối quan hệ gốc, hợp đồng gốc (underlying contract), là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh.
(2) Biểu thị mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh, trong đó người được bảo lãnh làm đơn yêu cầu Ngân hàng Phát hành bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc thụ hưởng.
(3) Trường hợp người thụ hưởng cũng là khách hàng của ngân hàng bảo lãnh, thì bảo lãnh được thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua Ngân hàng Thông báo (ngân hàng phục vụ người thụ hưởng).
Bảo lãnh trực tiếp ngoại thương
Đối với các hợp đồng ngoại thương, phải có một ngân hàng ở nước người thụ hưởng tham gia làm đại lí cho ngân hàng bảo lãnh với nhiệm vụ thông báo bảo lãnh cho người thụ hưởng.
Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương
Trong đó:
(1) Hợp đồng ngoại thương được kí kết giữa người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
(2) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành bảo lãnh và cam kết hoàn trả.
(3) Ngân hàng bảo lãnh chuyển thư bảo lãnh cho ngân hàng đại lí.
(4) Ngân hàng đại lí kiểm tra, nếu bảo lãnh là chân thật thì thông báo cho người thụ hưởng.
Các bên tham gia nghiệp vụ bảo lãnh trực tiếp
Người bảo lãnh (The Guarantor)
Là người phát hành bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận.
Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh và một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (trường hợp bảo lãnh gián tiếp).
Người được bảo lãnh (The Principal - The Debtor)
Còn gọi là người xin bảo lãnh, là người yêu cầu để được ngân hàng bảo lãnh.
Người nhận bảo lãnh (The Beneficiary - The Creditor)
Là người được thụ hưởng bảo lãnh (nên còn gọi là người hưởng lợi bảo lãnh)
Các bên có liên quan
Là các bên có liên quan đến việc bảo lãnh của ngân hàng, như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ người được bảo lãnh đổi ngân hàng và các bên khác (nếu có). (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)