1. Tài chính

Thiếu khuôn khổ pháp lý để 'xanh hóa' ngành ngân hàng

Theo báo cáo quốc gia về khí hậu của Việt Nam do WB công bố năm 2022, chỉ 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là 1 trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất. Để thực hiện thành công các mục tiêu khí hậu mới theo cam kết phát thải ròng bằng 0 vào 2050, Việt Nam phải tập trung mở rộng cơ sở hạ tầng xanh, đặc biệt là năng lượng xanh, giao thông xanh. Quá trình chuyển đổi này đối mặt với tình trạng thiếu hụt về nguồn vốn dài hạn. IFC ước tính, cơ hội đầu tư về khí hậu của Việt Nam sẽ lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030.

Thực tế các đối tác như IFC rất kỳ vọng là đối tác của các ngân hàng Việt Nam tài trợ cho các dự án xanh. Nhưng hiện nay không ít ngân hàng chưa biết làm thế nào để vận hành cơ chế tài chính xanh, đánh giá rủi ro, quy trình thủ tục làm dự án xanh. Do đó, các chuyên gia cho rằng, NHNN cần đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn cho các tổ chức tín dụng để triển khai.

Theo IFC, những giải pháp tài chính cho cơ sở hạ tầng xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp chủ yếu nên xuất phát từ các ngân hàng và thị trường vốn. Các cơ quan quản lý cần nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh, kịp thời hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững hậu COVID-19.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Trang - Hồng Dũng

Tin khác