S&P 500 đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp; Dầu vọt gần 3% khi xuất khẩu tại Mỹ tăng mạnh
Nasdaq Composite mất2%
Nasdaq giảm 2,04%, đóng cửa ở mức 10.970,99. Chỉ số S&P 500 mất 0,74%, đóng cửa ở mức 3.830,60. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones với 30 cổ phiếu đã tăng 2,37 điểm, gần như đi ngang trong ngày và kết thúc ở mức 31.839,11.
Chứng khoán Mỹ cố gắng nới rộng đà tăng vào đầu phiên, với việc các nhà giao dịch cố gắng loại bỏ kết quả hàng quý từ Microsoft và Alphabet. Có thời điểm, chỉ số Dow tăng hơn 300 điểm khi Visa thúc đẩy chỉ số này nhờ thu nhập tăng mạnh.
Cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google giảm 9,1% sau khi gã khổng lồ công nghệ bỏ lỡ kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận. Alphabet cũng báo cáo sự sụt giảm doanh thu quảng cáo trên YouTube, điều này thúc đẩy các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng cho các công ty công nghệ khác dựa vào chi tiêu quảng cáo.
Trong khi đó, Microsoft đã giảm 7,7% sau khi gã khổng lồ công nghệ báo cáo doanh thu đám mây yếu hơn mong đợi trong kết quả hàng quý mới nhất của mình, mặc dù vượt qua ước tính thu nhập và doanh thu. Công ty cũng đưa ra dự báo doanh thu quý hiện tại không đạt được kỳ vọng.
Keith Buchanan, giám đốc danh mục đầu tư tại GLOBALT Investments, cho biết “Sự dao động trong các chỉ số chính phản ánh một “cuộc chiến” giữa các công ty Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang, đã khiến nhà đầu tư cố gắng cân bằng điều mà các doanh nghiệp báo cáo và điều đó báo hiệu về động thái nâng lãi suất tương lai.” Ông cho biết những báo cáo kinh doanh đầu tiên của các công ty công nghệ lớn có tác động đặc biệt vì đây là ngành mà nhiều nhà đầu tư tiếp xúc.
“Động thái trong phiên là một mô hình thu nhỏ của những gì chúng tôi đã cảm thấy với tư cách nhà đầu tư trong vài tuần qua. Sự lạc quan được xây dựng gần như hoàn toàn dựa trên một triển vọng bi quan. Sự lạc quan về thay đổi chính sách của Fed chỉ xảy ra trong một kịch bản mà mọi thứ xấu đi nhanh chóng, từ quan điểm kinh tế vĩ mô,” ông Buchanan nói.
Đồng đô la yếu, xuất khẩu dầu thô lớn của Mỹ thúc đẩy thị trường dầu mỏ
Đồng USD suy yếu đã góp phần hỗ trợ giá dầu, khi sức mạnh của đồng bạc xanh vào cuối phiên là một yếu tố đáng chú ý kìm hãm đà tăng của thị trường dầu mỏ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 2.17 USD (tương đương 2.3%) lên 95.69 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.59 USD (tương đương 3%) lên 87.91 USD/thùng.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ định kỳ hàng tuần cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 2.6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn so với dự báo, nhưng thấp hơn số liệu của ngành, vốn cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ vọt 4.5 triệu thùng.
Xuất khẩu dầu thô tăng 5.1 triệu thùng/ngày, cao nhất từ trước đến nay, làm giảm lượng nhập khẩu dầu thô ròng tại Mỹ xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
John Kilduff, Đối tác tại Again Capital, nhận định: “Nhìn chung, nhờ thị trường xuất khẩu, điều này trở thành một báo cáo lạc quan mặc dù dự trữ dầu thô thương mại ở tăng ở mức trung bình”.
Nhà đầu tư cho rằng xuất khẩu tăng là do chênh lệch giá dầu WTI – dầu Brent nới rộng, khi đến phiên ngày thứ Tư, mức chênh lệch này là hơn 8 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã khiến các thị trường bất ngờ với việc cắt giảm mục tiêu sản lượng lớn hơn dự báo vào đầu tháng này. Các chuyên gia phân tích dầu dự báo nguồn cung sẽ khan hiếm trong những tháng tới sau động thái này, và khi châu Âu được dự báo vào tháng tới sẽ cấm nhập khẩu dầu từ Nga và hạn chế các chuyến hàng hóa của Nga khỏi ngành bảo hiểm vận tải toàn cầu.
Lệnh cấm đó có thể làm thắt chặt các thị trường vận tải biển trên thế giới, điều này cũng có thể làm tăng giá dầu. Nhiều nhà phân tích tin rằng Nga có thể lách biện pháp này, nhưng nó vẫn có thể khiến Moscow phải thu hẹp sản lượng từ 1 triệu đến 2 triệu thùng/ngày, nó cũng có thể tác động đến thị trường các sản phẩm chưng cất.
Yên Huỳnh