1. Chứng khoán

Giá cà phê hôm nay 27/10: Giảm mạnh hiếm thấy trên cả hai sàn, nông dân Việt Nam và Brazil đua bán, thị trường lo lắng điều gì?

Giá cà phê trong nước hôm nay 27/10 giảm mạnh 1.400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Rodeo West)

Giá cà phê hôm nay 27/10

Giá cà phê giảm mạnh hiếm thấy trong bối cảnh thị trường hàng hóa đa phần bị nhấn chìm trong sắc đỏ, trong đó có các mặt hàng nông sản do lo ngại suy thoái kinh tế và lãi suất cho vay tăng cao tác động tiêu cực tới cả nhu cầu mở rộng sản xuất của người bán và nhu cầu tiêu thụ của người mua.

Áp lực giảm của giá cà phê robusta còn được củng cố khi đồng VND xuống gia mạnh so với USD sẽ kích thích nguồn cung robusta từ Việt Nam ra thị trường thế giới tăng mạnh, bất chấp số liệu tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn London vẫn ghi nhận giảm. Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê robusta chốt phiên gần nhất không chỉ kiểm định lại vùng đáy trong 3 tháng, mà đã chính thức xuống mức giá 1.8xx. Thị trường duy trì ở vùng quá bán, xu hướng đi xuống chưa có dấu hiệu đảo chiều, nên dự kiến trong ngắn hạn nhiều khả năng giá tiếp tục giảm.

Đối với thị trường arabica, đồng Real của Brazil tiếp tục đà giảm so với USD, góp phần làm giá cà phê arabica bị bán tháo, giảm mạnh hơn cà phê sàn London. Tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York tính tới ngày 24/10 giảm, đạt 23.341 tấn. Trong khi, thông tin ước đoán về vụ mùa bội thu sắp tới của Brazil nhờ thời tiết mưa gió thuận lợi tiếp tục là yếu tô kìm hãm đà phục hồi của giá cà phê arabica. Nhưng cũng không loại trừ đây chỉ là cái cớ của giới đầu cơ nhằm ép giá xuống.

Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê arabica đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 tháng và các chỉ số kỹ thuật cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn nếu vẫn không có thông tin tích cực nào hỗ trợ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng sớm xuất hiện nhịp điều chỉnh tăng phục hồi kỹ thuật do giá đã vào vùng quá bán khá sâu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/10, giá cà phê robusta tiếp tục kéo dài xu hướng giảm. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm mạnh 73 USD (3,75%), giao dịch tại 1.875 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 69 USD (3,57%), giao dịch tại 1.864 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm mạnh 6,05 Cent (3,26%), giao dịch tại 179,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 5,20 Cent/lb (2,85%), giao dịch tại 177,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 27/10 giảm mạnh 1.400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Thị trường tiền tệ toàn cầu đón nhận nhiều tin tức trong tuần này: cuộc họp tăng lãi suất của NHTW Canada và EU (dự kiến lãi suất cả 2 đồng tiền tiếp tục tăng 0,75%) và báo cáo kết quả kinh doanh các công ty lớn của Mỹ. Đồng USD điều chỉnh giảm khi dữ liệu về chi tiêu tiêu dùng Mỹ được công bố không tích cực.

USDX đảo chiều giảm nhưng cũng không hỗ trợ giá cà phê do đồng nội tệ của Việt Nam và Brazil đều nới lỏng tỷ giá, khiến cả hai nhà sản xuất cà phê lớn nhất nhì thế giới gia tăng bán.

Trong khi đó, thông tin thời tiết ở các vùng cà phê chính ở miền Nam Brasil khá thuận lợi, hứa hẹn một vụ bội thu kỷ lục cũng góp phần khiến giá cà phê arabica kéo dài chuỗi giảm hiếm thấy. Triển vọng nguồn cung dồi dào khi vào đầu niên vụ cà phê mới 2022/2023 đã thúc đẩy các Quỹ và đầu cơ mạnh tay xả hàng, trước mối lo kinh tế thế giới suy thoái khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê sụt giảm.

Theo ICO, với tháng thứ hai giảm liên tiếp, tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu trong 11 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 đã giảm 1% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 107,1 triệu bao.

Trong đó, xuất khẩu nhóm cà phê arabica Colombia đã giảm 23% trong tháng 8 và giảm 5,7% trong 11 tháng đầu niên vụ, đạt 11,3 triệu bao. Xuất khẩu nhóm cà phê arabica khác cũng giảm 3,7% trong tháng 8 nhưng vẫn tăng nhẹ 1,3% sau 11 tháng lên 22,1 triệu bao. Riêng xuất khẩu nhóm cà phê arabica Brazil phục hồi trở lại trong tháng 8 với mức tăng 7,1% lên 2,8 triệu bao. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi Brazil, nhà sản xuất và cung cấp arabica lớn nhất thế giới đã xuất khẩu 2,4 triệu bao cà phê nhân xanh trong tháng 8, tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Trong tháng 8, xuất khẩu nhóm cà phê robusta giảm 6% so với cùng kỳ nhưng trong 11 tháng vẫn ghi nhận mức tăng 3,8% lên 42,8 triệu bao.

Một số ý kiến lo ngại giá vốn đang giảm vì thị trường tiêu thụ lắng xuống nay càng bị áp lực bởi nguồn cung dồi dào khi Việt Nam bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê. Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cho rằng, trong ngắn hạn chưa có áp lực nhiều vì sản lượng cà phê mọi năm sẽ tăng mạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 1. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nên sản lượng có thể giảm hơn so với mọi năm.

Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê những tháng cuối năm được cho là khó đoán định vì xung đột Nga - Ukraine, lạm phát tăng cao và nền kinh tế nhiều quốc gia vẫn đang suy thoái. Giá cà phê Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thế giới suy giảm khi lạm phát tăng cao. Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên thực phẩm thiết yếu hơn, trong khi cà phê không nằm trong danh mục này.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia nhận định lạm phát cũng có nghĩa là sức mua giảm, chi phí tài chính cao đối với các nhà kinh doanh hàng hóa và chi tiêu công của các chính phủ, ngoài ra nó còn ngăn cản tiết kiệm của người dân. Còn suy thoái lại đồng nghĩa với thất nghiệp, rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp tăng và kinh tế gia đình khó khăn. Chính vì thế, nên thấy trước lực mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giảm và sức tiêu thụ cà phê của người tiêu dùng các nước có thể bị hạn chế trong những tháng còn lại trong năm nay, thậm chí qua đến năm sau.

Gia An

Tin khác