Rủi ro từ việc tín dụng đổ vào bất động sản
Đơn cử như tại Ngân hàng Techcombank, dư nợ tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản đã đạt gần 210.000 tỷ đồng, tăng 18,6% so với đầu năm và chiếm tới gần 35% tổng dư nợ. VPBank cũng ghi nhận mức tăng trưởng 43,5% và chiếm gần 26% tổng dư nợ, với con số lên gần 165.000 tỷ đồng. Đặc biệt, một số ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng dư nợ tín dụng bất động sản cao kỷ lục như VIB tăng 275% và Kiên Long Bank tăng 172% so với đầu năm.
Theo các chuyên gia, để bảo đảm an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bất động sản trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, một trong những vấn đề quan trọng là Chính phủ cần phải có những chính sách giúp doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn từ trái phiếu. Cùng với đó, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để tạo kênh vốn dài hạn và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư bất động sản. Từ đó đa dạng hóa các kênh huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Minh Thơm