1. Tài chính

Nhật Bản có thể can thiệp thị trường tiền tệ để vực dậy đồng yen

Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Cụ thể, đồng yen Nhật đã trượt giá tới 0,4% xuống 155,15 yen đổi 1 USD, kéo dài đà giảm sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt đang gây áp lực lên đồng yen, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2024.

Chuyên gia Shoki Omori của Mizuho Securities Co. tại Tokyo cho biết, tùy thuộc vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và doanh số bán lẻ của Mỹ, thị trường có thể chứng kiến tỷ giá USD - yen tăng khá nhanh nếu Bộ Tài chính không can thiệp. Đồng yen có khả năng chạm mức 158 yen đổi 1 USD vào cuối năm nay nếu Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) không tăng lãi suất và Fed hướng đến các biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn.

Năm nay, Nhật Bản đã chi kỷ lục 9.800 tỷ yen (63 tỷ USD) trong các đợt can thiệp vào cuối tháng 4/2024 và đầu tháng 5/2024, và thêm 5.500 tỷ yen vào đầu tháng 7/2024 sau khi đồng yen ở mức yếu nhất kể từ năm 1986.

Sự suy yếu dai dẳng của đồng yen cũng có thể khiến BoJ cân nhắc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Thống đốc BoJ, Kazuo Ueda cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng 10/2024 rằng tỷ giá hối đoái đã tác động đến xu hướng giá cả tại Nhật Bản.

Các nhà giao dịch nhận định 50% khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng 12/2024. Theo cựu Giám đốc điều hành của BoJ, Kazuo Momma, đợt tăng lãi suất vào tháng 7/2024 của ngân hàng này chủ yếu là do sự sụt giảm của đồng yen.

Vân Anh (Theo Bloomberg)

Tin khác