Lý do hàng nghìn công ty khởi nghiệp thất bại ở Thung lũng Silicon
Tại Thung lũng Silicon, chúng tôi nói chuyện cởi mở về sự thất bại như là một phần và đôi khi là kết quả của quá trình thử nghiệm. Không ai, cả người ở trong hoặc bên ngoài Thung lũng thực sự biết có bao nhiêu công ty đã thất bại so với số đã thành công. Liệu chỉ đơn giản là chúng ta có nhiều công ty thành công bởi vì có nhiều công ty thất bại? Tỷ lệ thành công của chúng tôi so với các khu vực khác thế nào?
Hiện có nhiều số liệu thống kê về số lượng công ty và tổng tiền mà mỗi công ty nhận tài trợ từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc mạo hiểm. Mỗi quỹ đầu tư mạo hiểm cũng có dữ liệu về các công ty thất bại trong danh mục đầu tư.
Tuy nhiên, không đâu có dữ liệu đầy đủ về số lượng công ty khởi nghiệp hàng năm, hay số công ty rút khỏi thương trường. Vì thế, chúng tôi không dự đoán xem Thung lũng Silicon làm việc hiệu quả hay không. Công bằng mà nói, các công ty thành công, nhiều công ty thành công hơn các khu vực khác. Và ngay cả việc khái quát như vậy, bị phá vỡ bởi thành công của các công ty toàn cầu như Alibaba và Tencent của Trung quốc.
Mặc dù, các nhà đầu tư mạo hiểm thừa nhận không phải tất cả công ty họ đầu tư đều thành công. Họ thường bị buộc tội đồng lõa trong việc làm giảm nhẹ những thất bại. Khi các công ty rút khỏi thị trường thường bị quỹ đầu tư mạo hiểm xóa khỏi danh sách trên website. Thông thường, công ty được bán dưới vốn đầu tư hoặc không có lợi tức, nhà đầu tư sẽ tuyên bố “đã được bán”. Điều này ngụ ý rằng đó là khoản đầu tư thành công. Đôi khi doanh nhân cũng làm như vậy.
Tuyên bố “Công ty chúng tôi được bán với giá 100 triệu đôla Mỹ”, nghe giống như đó là chiến thắng lớn của người sáng lập. Nhưng trong trường hợp các nhà đầu tư có điều khoản ưu đãi, đảm bảo cho họ khoản tiền từ 90 đến 100 triệu từ các điều khoản thanh lý cổ phiếu, họ sẽ kiếm được tất cả số tiền thu được từ giao dịch, trong khi chủ doanh nghiệp và đội ngũ quản lý không được hưởng lợi về mặt tài chính.
Vậy tại sao các công ty lại thất bại? Câu trả lời đơn giản là họ đã hết sạch tiền và bất cứ điều gì họ làm đều không hiệu quả. Hoặc công ty đang hoạt động, nhưng không thành công, hoặc không nhanh như mong đợi. Hoặc công ty cần nhiều vốn đầu tư hơn nó có thể huy động. Để hiểu về Thung lũng Silicon và hệ sinh thái khởi nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn về lý do cơ bản mà các công ty khởi nghiệp thành công.
CB Insights thực hiện theo dõi và báo cáo trên 100 trường hợp công ty khởi nghiệp thất bại (www.cb insights.com). Không có gì ngạc nhiên, báo cáo chỉ ra là có rất ít thất bại trong xây dựng sản phẩm. Hầu hết thất bại đến do mô hình Sản phẩm/Thị hiếu không đạt hoặc do có những vấn đề xung quanh nhóm sáng lập. Bảng tại trang 122 minh họa những lý do chính mà công ty thất bại.
Dưới đây là một số kết luận đáng lưu ý từ các báo cáo của CB Insights:
· Rất khó xác định nguyên nhân thực sự dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp bởi vì nhiều công ty đã sống yếu ớt, trong tình trạng công ty xác sống mà không có thị trường trong một thời gian dài.
· Chúng ta có xu hướng tán dương thái quá kết quả thoái vốn hàng tỷ đô la và ít nghe thấy những thất bại. Trong Blog A Smart Bear (http://blog.asmartbear.com), Jason Cohen lưu ý “Thực tế bạn chỉ học được từ những thành công là vấn đề sâu sắc hơn bạn tưởng tượng.”
· Trong các năm kể từ năm 2010, khoảng 70% tổng số công ty khởi nghiệp thất bại thuộc lĩnh vực Internet.
· Lĩnh vực di động đã chứng kiến nhiều biến động hơn và có nhiều hơn phần của nó trong thị trường đã thất bại.
· Các tài năng trong lĩnh vực di động được thèm muốn và đã từng khiến các ứng dụng mobile trở thành mục tiêu hàng đầu cho “acqui-hires”. Trong đó, công ty được mua kiến thức chuyên gia của nhân sự làm việc ở công ty khởi nghiệp hơn là sản phẩm hoặc khách hàng của nó.
· Nhiều công ty huy động được số vốn đáng kể trước khi thất bại. Thực tế, trung bình số tiền một doanh nghiệp huy động được trước khi thất bại là 11.3 triệu.
Dưới đây là tóm tắt nguyên nhân khiến các công ty thất bại. Thông tin được thống kê từ các blogger tự tường thuật, tweets và các bài báo của những người thân thiết. Danh sách nguyên nhân cung cấp những sự thật ngầm hiểu quan trọng.
· Vấn đề của người sáng lập: thiếu thống nhất và bất đồng quan điểm.
· Mô hình Sản phẩm/Thị hiếu: không phải điều khách hàng muốn, tiếp cận sai hoặc thị trường mục tiêu sai.
· Thời điểm: mở rộng quy mô lúc công ty còn non hoặc thâm nhập thị trường quá sớm.
· Vấn đề liên quan đến việc tham gia thị trường: không giải quyết vấn đề phân phối.
Điều cơ bản làm cho Thung lũng Silicon độc đáo là thái độ đối với thất bại mà những người làm việc ở đây có được. Cụ thể, đó là thất bại của công ty chứ không phải của cá nhân. Chúng tôi hiểu rằng nhiều lý do thất bại nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nhân.
Vì vậy, trừ khi doanh nhân đã làm gì đó ngu ngốc (và điều đó xảy ra!). Cộng đồng khởi nghiệp xem thất bại đó như là một thử nghiệm không thành công, chứ không phải là thiếu sót hay thất bại của cá nhân. Thậm chí, luật pháp Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm này. Khi một công ty bị phá sản, chủ đầu tư cũng như người sáng lập không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ công ty. Rủi ro và thất bại là một phần không thể tách rời của quá trình thử nghiệm trong xây dựng công ty khởi nghiệp, bạn không thể thành công nếu không có cả hai yếu tố đó.
Tại Thung lũng Silicon, chúng tôi không bám lấy thất bại, chúng tôi tập trung vào thành công. Mặc dù chúng tôi xem thất bại như là phương cách hữu ích để hiểu những gì không nên làm. Chúng tôi không có thời gian và năng lượng dành cho các chủ để về thất bại hoặc cách một người thất bại. Điều quan trọng nhất đó là khả năng thất bại không cản trở chúng tôi cố gắng xây dựng doanh nghiệp. Đó là một trong những bí mật được giấu kín nhất tại Thung lũng Silicon.
Michelle E. Messina - Jonathan C. Baer / Alpha Books - NXB Thế giới